Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nếu không đổi mới, công đoàn sẽ lép vế

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với việc khi Việt Nam gia nhập TPP, tại diễn đàn Quan hệ lao động Việt Nam diễn ra sáng 19/4, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân cho rằng công đoàn Việt Nam (CĐVN) cần tăng cường hơn nữa vai trò của mình.

"Kể từ khi ban hành Bộ Luật lao động năm 1994, cả nước đã có 5.500 cuộc đình công. Tất cả đều tự phát, có nghĩa là không có cuộc nào là do công đoàn tổ chức" - ông Maurizio Bussi - Trưởng nhóm Hỗ trợ kỹ thuật về việc làm bền vững khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương thông tin. Điều này cho thấy, hầu hết công đoàn cấp cơ sở đều không thể đại diện cho NLĐ.

Chia sẻ về việc khi Việt Nam phê chuẩn và thực thi TPP, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Trưởng ban Tổ chức Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chỉ ra 3 thách thức đối với tổ chức này.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Thứ nhất, NLĐ làm việc trong một DN được thành lập công đoàn cấp cơ sở theo lựa chọn mà không phải xin phép trước. Đây là thách thức lớn cho hoạt động của công đoàn Việt Nam. Nếu công đoàn hoạt động thực sự hiệu quả, mạnh dạn đấu tranh đòi quyền lợi của NLĐ, thì các tổ chức của NLĐ mới ra đời sẽ gia nhập vào công đoàn và tạo thêm sức mạnh. Ngược lại, công đoàn hoạt động hời hợt, không đấu tranh cho quyền lợi NLĐ thì các tổ chức mới ra đời sẽ không gia nhập.

Thứ hai, tổ chức của NLĐ không phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm chính trị nên chỉ tập trung chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Trong khi đó, hệ thống CĐVN phải thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức chính trị - xã hội nên nguồn lực bị phân tán. Do vậy, nếu CĐVN không đổi mới nhanh chóng về tổ chức và hoạt động thì "dòng chảy" đoàn viên công đoàn sẽ sang tổ chức mới của NLĐ. Việc này dẫn đến nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của công đoàn bị giảm sút.

Vì thế, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đề ra 5 giải pháp khắc phục. Trong đó, đổi mới về nội dung và phương pháp hoạt động theo hướng chuyển từ phương thức chỉ đạo hành chính sang trực tiếp và thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để công đoàn cơ sở chủ động thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cùng công đoàn cơ sở giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc. Công tác cán bộ đổi mới theo hướng tăng tỷ lệ cán bộ công đoàn chuyên trách ở cơ quan công đoàn cấp trên xuất thân từ công nhân trực tiếp sản xuất, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu....