Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

New Delhi - thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Không khí ô nhiễm làm thiệt mạng 3,3 triệu người mỗi năm, hầu hết ở các thành phố, nhiều hơn cả lượng người tử vong do HIV, sốt rét và cúm cộng lại.

Khi cơn gió lạnh của tháng 10 tràn xuống từ Mông Cổ, mùa đốt than bắt đầu ở miền bắc Trung Quốc. Tại thời điểm công bố, bản đồ của Trung Quốc trên trang về chất lượng không khí đã tràn ngập cờ đỏ, màu tím và màu nâu sẫm, mức độ nguy hiểm về ô nhiễm không khí.
Không khí ô nhiễm ở Trung Quốc khiến hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm
Không khí ô nhiễm ở Trung Quốc khiến hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm.
Hiện nay, có tới 1,6 triệu người Trung Quốc thiệt mạng do hít phải không khí ô nhiễm mỗi năm. Cuối tuần qua, Đại sứ quán Hoa Kỳ có báo cáo mức độ bụi trong không khí là 391 microgram/1 m3 và cơ quan bảo vệ môi trường của Trung Quốc khuyến cáo người dân nên ở trong nhà.
Đứng đầu danh sách này còn có bị chi phối bởi những thành phố của Ấn Độ, đặc biệt là Delhi. Vào một ngày trung bình, các cư dân của thủ đô Ấn Độ hít thở không khí khói bụi ng độ 153 microgram/m3, gấp gần 3 lần so với Bắc Kinh và cao gấp 15 lần cho phép của Tổ chức Y tế thế giới WHO (10 microgrm /m3).
Delhi đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm nhất do WHO thống kê.
Delhi đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm nhất do WHO thống kê.
Theo số liệu của WHO, Delhi chính là "thành phố ô nhiễm nhất thế giới". Ở Delhi, khói từ 8.000.000 xe ô tô, máy phát điện diesel quy mô nhỏ và các nhà máy than xung quanh đã phái hoại nghiêm trọng phổi của một nửa trẻ em trong thành phố đến mức không thể hồi phục hoàn toàn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gia tăng các bệnh về tim và phổi của con người. Để chữa trị, các bác sĩ quy định, các bệnh nhân phải rời khỏi thành phố.
Người đi bộ đi trong “màn sương” bụi ở Delhi, Ấn Độ.
Người đi bộ đi trong “màn sương” bụi ở Delhi, Ấn Độ.
Các lớp khói bụi ở Delhi buộc các chính trị gia phải hành động. Chính phủ đang tìm cách đưa ra các quy định cứng rắn hơn với các nhà sản xuất xe nhằm kiểm soát khói bụi. Ở Trung Quốc, một cuộc thăm dò gần đây cho thấy 94% người trưởng thành tin rằng ô nhiễm không khí là một vấn đề chính phủ nên ưu tiên. Chính quyền Bắc Kinh đang tiến hành đóng cửa một số nhà máy than đá.
Xe bus tại Anh thải khí NO2, tác nhân khiến phố Oxford bị ô nhiễm.
Xe bus tại Anh thải khí NO2, tác nhân khiến phố Oxford bị ô nhiễm.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo, một “kẻ giết người” nữa đáng chú ý là khí NO2. Tại châu Âu, lượng NO2 cao từ xe chạy bằng động cơ diesel đã trở thành phổ biến. Tại London, chất ô nhiễm này ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người hơn lượng khói bụi. Các xe bus và xe hơi là thủ phạm sản sinh ra loại khó này.
Tại trung tâm thành phố, những chiếc xe bus đỏ, biểu tượng của nước Anh, đứng xếp hàng, đã biến phố Oxford thành con phố ô nhiễm nhất trên Trái đất.