Ngày 17/1, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ hoàn thành, bất chấp áp lực của Mỹ. Việc người châu Âu cần tỉnh táo trước lợi ích của việc tạo ra một tuyến đường xuất khẩu khí đốt bổ sung là hiển nhiên.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ hoàn thành, bất chấp áp lực của Mỹ. |
"Việc đưa ra những biện pháp trừng phạt trong luật chi tiêu quốc phòng của Mỹ năm 2020 là sự can thiệp không thể chối cãi trong các vấn đề châu Âu. Một số thượng nghị sĩ Mỹ đã đưa ra mối đe dọa trực tiếp đối với các nhà thầu cụ thể liên quan đến việc xây dựng tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2".
Mục tiêu của hành động này tất nhiên không phải là mối quan tâm đối với an ninh năng lượng châu Âu, mà là để có thể đưa được lượng LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) đắt đỏ của Mỹ sang thị trường châu Âu", Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.
"Chúng tôi biết rằng không phải tất cả các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đều hoan nghênh dự án này", Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh. "Các nước phản đối dự án này bao gồm một số nước thành viên EU và châu Âu. Chúng ta biết rõ rằng một số sửa đổi trong Chỉ thị khí đốt đã được EU thông qua nhằm phản đối việc xây dựng Dòng chảy Phương Bắc2", tuyên bố của Bộ ngoại giao Nga nêu rõ.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, những hành động nói trên của Mỹ là minh chứng rõ ràng nhất về việc cạnh tranh không lành mạnh dưới vỏ bọc của những khẩu hiệu chính trị.
Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2 vào giữa tháng 12/2019. Vào cuối tháng 12/2019, tập đoàn Allseas của Thụy Sĩ-Hà Lan, được Gazprom thuê lắp đặt đặt ống Dòng chảy Phương Bắc 2 ở biển Baltic, đã dừng thi công và thu hồi các tàu rải ống để tránh bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ.
Đã được xây dựng hơn 80%, tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 ngầm dưới biển nối Nga đến bờ biển Đức sẽ tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên của Nga chuyển sang Tây Âu thông qua Đức, quốc gia tiêu thụ chính từ dự án này. Do tập đoàn Gazprom của Nga khởi xướng, hợp tác với các công ty châu Âu: Engie, OMV, Shell, Uniper và Wintershall, Dòng chảy phương Bắc 2 có công suất 110 tỷ m3 mỗi năm.
Nhưng đối với Washington và một số nước châu Âu, gồm Ba Lan, các nước Baltic và Ukraine, đường ống này sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga. Họ cho rằng Moscow có thể sử dụng khí đốt như một vũ khí để gây áp lực chính trị với châu Âu. Ngoài ra, những nước phản đối còn cho rằng Nord Stream 2 khiến đồng minh Ukraine của họ bị mất nguồn thu đáng kể từ việc vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu./.