Trái pháp luật
Theo quy định, các máy POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng) muốn hoạt động tại Việt Nam phải được các ngân hàng trong nước chấp thuận và kết nối với các trung tâm thanh toán để quản lý dòng tiền. Ngoài ra, máy POS chỉ được sử dụng để thanh toán trong các giao dịch mua bán hàng hóa chứ hoàn toàn không phải là một điểm rút tiền mặt (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ). Cơ quan chức năng phát hiện 3 máy POS đặt tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) được mang vào từ Trung Quốc và không đăng ký thanh toán qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.Theo LS Trương Thanh Đức - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng, hoạt động thanh toán chui sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ quốc gia, vi phạm quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước do đồng tiền niêm yết, giao dịch và thanh toán đều bằng đồng NDT. Ngoài ra, còn khiến cho các tổ chức tín dụng và tổ chức chuyển mạch thẻ ở Việt Nam không thu được phí, gây thất thoát thuế do các giao dịch được hoàn toàn xử lý tại Trung Quốc. Đây là hình thức xuất khẩu tại chỗ nhưng không thu được tiền về Việt Nam.Không chỉ ở Quảng Ninh, tình trạng sử dụng POS trái phép để bán hàng bằng tiền nước ngoài rồi chuyển ngoại tệ trái phép ra khỏi lãnh thổ Việt Nam còn xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước. Trong năm 2016, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an TP Hà Nội (PC50) đã phối hợp với công an các địa phương xử lý nhiều vụ việc, với số tiền thanh toán qua máy POS là hơn 21 tỷ đồng, tổng số giao dịch thành công trị giá hơn 7 tỷ đồng.Lỗ hổng quản lý thanh toánCó thể thấy lỗ hổng quản lý trong vụ việc khách du lịch Trung Quốc thực hiện giao dịch bằng thẻ nội địa tại các máy POS đặt chui trong lãnh thổ Việt Nam. Các máy này được kết nối theo đường Internet trực tiếp về hệ thống thanh toán Trung Quốc như Alipay, WeChat Pay và các ngân hàng và tổ chức thanh toán khác của Trung Quốc.Không chỉ qua máy POS, hiện tại công nghệ đã cho phép thanh toán chỉ cần sử dụng các ứng dụng được cài đặt dễ dàng trên thiết bị di động như điện thoại hay mã thanh toán (QR) in sẵn và đặt tại các điểm bán hàng. Theo ông Ngô Trung Lĩnh - Tổng Giám đốc Công ty Cộng đồng Việt (sở hữu thương hiệu Payoo): Trước đây, thanh toán bằng thẻ ngân hàng qua máy POS đã là một bước ngoặt lớn thì thanh toán bằng QR Code trên di động sẽ là xu hướng chính trong thời gian tới.Hiện có 27 DN đã được cấp phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán như Payoo, MoMo, BankPlus, 1Pay, M-Pay, Vimo, Bảo Kim, ZaloPay, Ngân lượng, Mobivi... Thanh toán điện tử đang phát triển mạnh tại Việt Nam, cùng với sự phát triển nhanh của điện thoại di động, mạng 4G... nên không lâu nữa, tỷ lệ thanh toán này cũng sẽ gia tăng cao. Do đó, việc thanh kiểm tra, giám sát với các cổng trung gian thanh toán là cực kỳ quan trọng để không xảy ra những câu chuyện tương tự những vụ chuyển ngân lậu ra nước ngoài.
Theo Phó Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đoan, muốn quản lý tốt và hạn chế tối đa hoạt động thanh toán "chui", cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành trên nhiều lĩnh vực, từ quản lý hoạt động xuất nhập cảnh, kinh doanh dịch vụ cho người nước ngoài… Trong đó, việc kiểm soát hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị, cơ sở bán hàng cần phải được tăng cường. Ông Đoan cũng thừa nhận, bên cạnh những tiện ích, công nghệ mới còn là một thách thức đối với các ngân hàng. Bởi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các giao dịch ngân hàng có thể thực hiện xuyên biên giới, điều này cũng được các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi phi pháp.
Phải có sự thông đồng giữa điểm bán hàng, dịch vụ ở Việt Nam với du khách nước ngoài mới phát sinh các giao dịch thanh toán mua bán hàng hóa qua thẻ. Do đó, cần kiểm tra các điểm bán hàng, cung cấp dịch vụ cho du khách nước ngoài. TS Nguyễn Anh Phong - Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, trường ĐH Luật |