Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngân hàng đầu tiên phát triển ứng dụng “nhận diện khuôn mặt” trong giao dịch

Kinhtedothi - Khi các hoạt động tài chính toàn cầu ngày càng được số hóa nhiều hơn, các ngân hàng tận dụng công nghệ mới để phát triển hệ thống bảo mật nhằm chống lại lừa đảo, giúp giao dịch an toàn hơn và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) là ngân hàng đầu tiên phát triển ứng dụng “nhận diện khuôn mặt” trên Internet banking và Mobile banking.
Ngày 15/9/2016, Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 6942/NHNN-VP gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc tăng cường an ninh, bảo mật trong hoạt động trung gian thanh toán. Tại văn bản này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đầu mối sớm triển khai một số nội dung để tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động trung gian thanh toán, cũng như bảo đảm quyền lợi hợp pháp của khách hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo đó, VietABank là ngân hàng đầu tiên phát triển ứng dụng “nhận diện khuôn mặt” trên Internet banking và Mobile banking. Chỉ trong vài giây, giao dịch dựa trên ứng dụng này sẽ được xử lý an toàn và bảo mật ở mức độ cao, giúp khách hàng có thể nhận được tiền nhanh chóng. “Ứng dụng nói trên sẽ gia tăng mức độ tin cậy, đồng thời tạo sự tiện ích và đảm bảo an toàn ở mức độ cao trong mọi giao dịch với ngân hàng, đặc biệt lại ít tốn thời gian”- đại diện của VietABank khẳng định.
Để có thể sử dụng tính năng “nhận diện khuôn mặt”, khách hàng có thể đăng ký ở bất kỳ điểm giao dịch nào của VietABank trên toàn quốc. Sau khi đăng ký thành công chức năng “nhận diện khuôn mặt”, đến bước xác thực giao dịch, khách hàng sẽ thấy xuất hiện 2 lựa chọn “Mật mã xác thực OTP SMS” và “Xác thực bằng nhận dạng khuôn mặt”. Tại đây, thay vì nhận mã SMS để xác nhận giao dịch, khách hàng sẽ dùng camera có trên thiết bị của mình để nhận diện khuôn mặt và xác nhận thực hiện giao dịch. Tiếp đó, chỉ trong vài giây sau, giao dịch sẽ được xử lý với mức độ an toàn và bảo mật cao giúp khách hàng, đối tác, người thân… có thể nhận được tiền nhanh chóng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

11 May, 01:35 PM

Kinhtedothi- Theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP, từ 1/7, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) sẽ được thử nghiệm. Việc đưa ra các nguyên tắc và quy định trong lĩnh vực này là cần thiết. Song thách thức lớn nhất nằm ở chỗ làm sao cân bằng được giữa hai mục tiêu là thúc đẩy đổi mới và kiểm soát rủi ro.

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ