Rủi ro mang tên BOT
Một số chủ đầu tư dự án BOT giao thông gần đây đã rất bức xúc vì ngân hàng đột ngột cắt tín dụng, dù đã trước đó đã cam kết giải ngân, khiến dự án đình trệ. Không chỉ các dự án giao thông, các DN BĐS cũng than phiền tín dụng khó tiếp cận và lãi vay trở nên đắt đỏ hơn.Giải thích vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Nguyễn Quốc Hùng cho biết, NHNN không có chủ trương dừng cho vay lĩnh vực giao thông hay bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, cơ quan này yêu cầu NHTM phải lựa chọn các dự án minh bạch, hiệu quả. “Chỉ chọn dự án đầu tư có hiệu quả, chủ đầu tư đủ có năng lực mới xem xét đầu tư” - ông Hùng nói.
Thực tế, các khoản cho vay với dự án BOT, BT giao thông được NHNN "điểm danh" trong danh sách có nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. Đa phần các dự án BOT, BT giao thông có tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay dài (từ 15 – trên 20 năm), trong khi năng lực tài chính chủ đầu tư hạn chế và tài sản đảm bảo chủ yếu là quyền thu phí... nên nợ xấu thực vẫn như quả bom nổ chậm. Rất nhiều dự án BOT, BT đã không thực hiện đúng tiến độ, khả năng thu hồi vốn theo phương án ban đầu ngày một xa vời khiến việc rót thêm vốn trở nên rủi ro.3 tháng đầu năm, tín dụng vào các dự án BOT, BT giao thông ước đạt trên 100.000 tỷ đồng. Điều này đặt ra những lo ngại về rủi ro tín dụng tiềm ẩn đối với hoạt động cho vay của các NHTM.Hướng vào phân khúc giá rẻNhằm phát triển thị trường BĐS ổn định, lành mạnh, NHNN kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, nhưng định hướng tín dụng phục vụ nhu cầu thực của người dân; khuyến khích các tổ chức tín dụng phân bổ vốn vào các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở cho thuê.Tính trong 3 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng BĐS tăng 3,29% so với cuối năm 2018, riêng tăng trưởng cho vay với khách hàng cá nhân mua BĐS tăng khá mạnh.Theo đại diện NHNN, quy định với BĐS sẽ hướng dòng vốn tín dụng vào phân khúc 1 - 3 tỷ đồng/căn hộ để tạo điều kiện cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ bởi đây là loại sản phẩm trên thị trường đang thiếu. Ngoài ra còn tạo điều kiện để người dân có thể vay tiền ngân hàng mua căn hộ phục vụ cuộc sống.NHNN đã có thêm một động thái rất đáng hoan nghênh là siết tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Điều này vô hình trung sẽ hạn chế phần nào ngân hàng rót vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng bởi kỳ hạn tín dụng cho các dự án này thường là dài hạn, hàng chục năm. Các chuyên gia cho rằng, NHNN cần theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện quy định này để có biện pháp xử lý cần thiết với những ngân hàng vi phạm, nhất là do cấp vốn quá nhiều cho các dự án cơ sở hạ tầng.Đề cập tới việc sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, Dự thảo sửa Thông tư 36 theo định hướng đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo đưa tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về 30%. Quy định này không chỉ áp dụng với lĩnh vực BĐS mà các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, sản xuất.
Tôi khẳng định ngân hàng không thiếu vốn, các ngân hàng không đặt vấn đề lĩnh vực rủi ro thì không cho vay. Ngân hàng vẫn cho vay các dự án BĐS có đầy đủ thủ tục pháp lý và khả năng tài chính.Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN Nguyễn Quốc Hùng |