Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngành dệt may tìm cơ hội giải quyết nút “thắt cổ chai”

Kinhtedothi - Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam luôn xuất siêu vào EU, nhưng hàng may mặc Việt Nam chỉ chiếm 3,5% tổng số hàng may mặc EU nhập khẩu
Đó là thông tin Tổng Giám đốc Phòng thương mại công nghiệp Pháp tại Việt Nam Guillaume Crouzet đưa ra trong Hội thảo “Gia công OEM và ODM cho thị trường châu Âu – Cơ hội cho các DN gia công may mặc Việt Nam” ngày 13/12, tại TP Hồ Chí Minh.
Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2018. Khi đó, 71% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU được miễn thuế, số còn lại giảm dần theo từng năm sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho DN dệt may Việt Nam xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường EU. “EVFTA sẽ tạo ra lợi thế lớn cho các DN dệt may Việt Nam mở rộng thị phần của mình tại EU so với Campuchia, Banglades - những quốc gia hiện đang có sản phẩm may mặc cạnh tranh với Việt Nam tại EU” - ông Guillaume Crouzet nhấn mạnh.

May hàng xuất khẩu tại Công ty CP May Đức Giang.        Ảnh: Trần Dũng

Theo lộ trình, sau 7 năm EVFTA có hiệu lực (năm 2025) thì 99% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU hoàn toàn được miễn thuế. Nhưng ở chiều ngược lại, 99% hàng hóa của EU xuất khẩu sang Việt Nam phải mất 10 năm (năm 2028) mới được miễn thuế hoàn toàn. Điều đó đã mở rộng cơ hội cho DN Việt Nam nói chung và DN dệt may nói riêng xuất khẩu sang EU.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), hiện nay, nghành dệt may Việt Nam có 6.000 DN, thu hút 2,5 triệu lao động. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 27,7 tỷ USD và năm 2016, dự kiến đạt hơn 29 tỷ USD chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. “Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang rơi vào tình trạng “thắt cổ chai” bởi hầu hết các nguyên phụ liệu dùng cho sản xuất đều phụ thuộc và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng giá trị thặng dư rất nhỏ sau khi trừ đi các chi phí” - bà Nguyễn Thị Tuyết Mai nói.
Trong tương lai khi EVFTA có hiệu lực không chỉ mở ra cơ hội cho DN dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU, nhưng cùng với đó sẽ đòi hỏi các DN phải nắm bắt xu thế thời trang, đổi mới công tác đào tạo, thay đổi trong quản lý sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, đem lại giá trị thặng dư cao. “Công tác xúc tiến thương mại của DN dệt may Việt Nam cần phải được đẩy mạnh thông qua các Triển lãm, hội chợ thời trang, đặc biệt tại nước Pháp với Pari được ví như “kinh đô thời trang của thế giới” - bà Nguyễn Thị Tuyết Mai nhấn mạnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng thăm Thượng tá cảnh sát bị thương khi chữa cháy

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng thăm Thượng tá cảnh sát bị thương khi chữa cháy

14 May, 06:42 PM

Kinhtedothi - Ngày 14/5, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP (CATP) Hà Nội, cùng chỉ huy một số phòng chức năng của CATP đã đến bệnh viện thăm hỏi, động viên Thượng tá Nguyễn Lê Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu (PCCC &CNCH) hộ bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Phú Thọ chuẩn bị chỗ ở cho hơn 4.400 cán bộ từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau sáp nhập tỉnh

Phú Thọ chuẩn bị chỗ ở cho hơn 4.400 cán bộ từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau sáp nhập tỉnh

14 May, 06:36 PM

Kinhtedothi- Ngày 14/5, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang chủ trì hội nghị nghe các sở, ngành báo cáo phương án bố trí nhà ở lưu trú cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình, chuẩn bị cho việc sáp nhập 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ