Tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) Nguyễn Tôn Quyền nhận định, việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang đến nhiều cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam hơn là thách thức. Bình quân mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 3 tỷ USD. Các thành viên của hiệp định CPTPP như Nhật Bản cũng là một trong những nhà nhập khẩu lớn của gỗ Việt.
Thực tế cũng chỉ ra, tham gia vào CPTPP còn có một số quốc gia có ngành công nghiệp gỗ mạnh như Canada, với sản lượng một năm lên tới 600 triệu m3 gỗ. Vì vậy, cơ hội đối với ngành gỗ Việt Nam rất lớn. Ngay khi CPTPP có hiệu lực, thuế quan sẽ lập tức xuống bằng 0%, điều này mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam. Đặc biệt, CPTPP sẽ giúp việc mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản... được thuận lợi hơn, khi thuế hạ xuống. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Vifores cũng chỉ rõ, vấn đề lớn đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam là quyền sở hữu trí tuệ.Phó Chủ tịch Vifores nhấn mạnh, trong thực thi hiệp định CPTPP sẽ liên quan tới rất nhiều đối tác không chỉ các doanh nghiệp gỗ, mà còn hộ gia đình trồng rừng, thương mại gỗ, vận tải gỗ, thương lái gỗ, chế biến gỗ… nhưng hiểu biết của họ về vấn đề này là rất hạn chế. Các doanh nghiệp cũng phải tự học hỏi, vươn lên; xây dựng nguồn cung gỗ.Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 8 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7,7 tỉ USD. Trong năm nay, ngành gỗ phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu chinh phục con số 9 tỷ USD. Đây là mục tiêu khả thi khi cuối tháng 1 năm 2018 ngành chế biến gỗ xuất khẩu đón nhận tin vui đặc biệt: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8 tỉ USD. Với kim ngạch này, ngành đã về đích sớm 3 năm so với mục tiêu là 8 - 8,5 tỉ USD đến năm 2020 đề ra trong Chương trình Mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp Giai đoạn 2016 – 2020.Mức kim ngạch này, ngành gỗ đã có vị trí số 6 trong bảng xếp hạng các ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước. Theo đại diện Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA), có một số lý do dẫn đến sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, trong đó bao gồm tụt giảm tính cạnh tranh của ngành gỗ Trung Quốc do ngành này bị Hoa Kỳ kiện bán phá giá và do chính sách áp dụng thuế xuất khẩu đồ gỗ của Chính phủ Trung Quốc.