Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ngành hàng Bách hóa – Thực phẩm: Cơ hội và thách thức trên sàn TMĐT

An Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Năm 2023, ngành hàng Bách hóa – Thực phẩm có doanh thu đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng và đứng thứ 4 về sản lượng bán trên tổng 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam. Doanh thu ngành hàng này đạt 11 ngàn tỷ đồng với 140 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra.

Trong các sản phẩm ngành hàng Bách hóa – Thực phẩm của 5 sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop) lớn nhất Việt Nam năm 2023. đứng đầu là đồ ăn vặt với 35,6 triệu sản phẩm, đồ uống 21,9 triệu sản phẩm. Thấp nhất là quà tặng 0,1 triệu, rau củ quả 0,5 triệu và đồ uống có cồn chỉ 0,6 triệu sản phẩm.

Nếu tính về doanh thu, đồ uống có cồn cũng giảm đáng kể chỉ còn 247 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với đồ uống 2.489 tỷ đồng, doanh thu cao nhất ngành hàng này.

Tăng trưởng 64% mỗi năm

Năm 2023, nhóm hàng đồ uống (không cồn), Đồ ăn vặt và sản phẩm từ Sữa – trứng được người tiêu dùng quan tâm nhất trong ngành hàng này. Trong đó nhóm hàng Đồ uống và sản phẩm từ Sữa – trứng có tỷ lệ doanh thu từ gian hàng chính hãng cao tới 50%. Top 10 thương hiệu, nhà bán có doanh thu và sản lượng bán cao trong ngành hàng đều có tỷ lệ mua hàng phần lớn ở gian hàng chính hãng.

Phân tích sản lượng, doanh thu các ngành hàng. Ảnh Metric
Phân tích sản lượng, doanh thu các ngành hàng. Ảnh Metric

Các phân khúc giá đem lại doanh thu và sản lượng bán bán ra tốt nhất trong ngành hàng Bách hóa – Thực phẩm là 10 - 50 ngàn đồng và 50 - 100 ngàn đồng. Phân khúc 350 - 500 ngàn đồng, 750 - 1 triệu đồng, 1 triệu đồng – 1,5 triệu đồng là các phân khúc giá có tỷ lệ doanh thu đến từ shop Mall lớn trên 50% so với toàn thị trường ở ngành hàng này.

Theo Metric: năm 2023, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu trong ngành Bách hóa – Thực phẩm và mức giá trung bình chung họ chi trả cho một sản phẩm là 80 ngàn đồng. Điều đáng ghi nhận là tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành Bách hóa –Thực phẩm khá ổn định từ năm 2021 đến nay, đạt mức trên 64% mỗi năm. Tỷ lệ doanh thu từ shop thường có xu hướng tăng so với các năm trước.

Theo báo cáo phân tích của Metric, các phân khúc giá đem lại doanh thu và sản lượng bán ra tốt nhất trong ngành hàng Bách hóa – Thực phẩm là 10 - 50 ngàn và 50 - 100 ngàn đồng.  Đối với Shop Mall, phân khúc 350 - 500 ngàn đồng, 750 - 1 triệu đồng, 1 triệu - 1,5 triệu đồng đem lại nhiều doanh thu nhất, đơn giản bởi vì chất lượng, thương hiệu nơi đây đảm bảo hơn.

Mức giá trung bình mà người tiêu dùng chi trả cho một sản phẩm trong ngành hàng Bách hóa – Thực phẩm trong năm 2023 là 80 ngàn đồng/sản phẩm. Có thể thấy, nước tinh khiết, sữa tươi, cà phê hòa tan...là những mặt hàng đang bán chạy tại các sàn TMĐT uy tín.

Tổng quan ngành Bách hóa – Thực phẩm 2021-2023.
Tổng quan ngành Bách hóa – Thực phẩm 2021-2023.

Cơ hội và thách thức

Tuy nhiên, ở đây đang có sự cạnh tranh khốc liệt trong 105 ngàn gian hàng rút khỏi 5 sàn TMĐT thì có tới 14 ngàn shop kinh doanh ngành Bách hóa – Thực phẩm. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngành này đang hướng tới sàn Tiktok Shop vì nơi đây tập trung nhiều giới trẻ, được coi là đối tượng tiêu dùng phù hợp.

Trong 90 ngàn người bán vừa gia nhập Tiktok Shop năm 2023 thì có 10 ngàn tham gia doanh ngành Bách hóa – Thực phẩm. Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Lý tưởng Việt Nam Vũ Hoài Thu cho biết, là một công ty chế biến và phân phối thực phẩm, chuyên về các sản phẩm Nấm ăn và Nấm dược liệu đóng tại quận Hoàn Kiếm cho biết:

6 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng 12 ngàn hộ kinh doanh quận Hoàn Kiếm đã có kinh nghiệm buôn bán lâu năm nhưng xu thế mua bán đã thay đổi. Đã đến lúc, chúng tôi phải thay đổi nhận thức, tiếp cận với thương mại điện tử. Tôi đã quyết định đưa thương hiệu Nấm Lý tưởng lên sàn TMĐT nhưng để kinh doanh có hiệu quả thì không đơn giản chút nào, xây dựng thương hiệu, bao bì, giá bán...của bán hàng trực tuyến hoàn toàn khác bán trao tay truyền thống.

Theo thống kê của Metric, tháng 2/2023 có mức tăng trưởng đột phá nhất so với cùng kỳ ở mức 122%. Tuy nhiên, doanh thu và sản lượng bán bán tốt nhất lại rơi vào giai đoạn tháng 9, tháng 10. Đây là ngành hàng có sức tiêu thụ đồng đều quanh năm, với mức tăng trưởng đạt 64,8% so với 2022.

Ông Nguyễn Hoà Chính, Phó Tổng công ty Cà phê Đắc Hà đang sở hữu sản phẩm cà phê hòa tan đẳng sâm Ngọc Linh thuộc nhãn hàng bán chạy trên các sàn TMĐT chia sẻ: không thể bê nguyên sản phẩm đang bán tại các quầy, siêu thị lên sàn TMĐT, đơn giản như quảng cáo bán hàng trực tuyến cũng khác xa bán hàng truyền thống. Ngay cả các sàn TMĐT tích hợp VR, hay dùng trợ lý AI bán hàng chi phí lên tới trên 40% mà chưa chắc đã "nổ đơn" thì làm gì có hiệu quả. 

Ngành Bách hóa –Thực phẩm đang tăng trưởng doanh thu khá ổn định từ năm 2021 đến nay, đạt mức trên 64% mỗi năm, chính điều này tạo tâm lý cho nhiều doanh nghiệp đổ xô tham gia kinh doanh trên các sàn TMĐT, đó vừa là cơ hội và thách thức!