Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 400 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 10.601.935 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 69 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 59 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 3 ca; thở máy không xâm lấn là 1 ca; thở máy xâm lấn là 6 ca
Ngày 25/10 ghi nhận 1 ca tử vong tại Cần Thơ. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.162 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Trong ngày 25/10 có 105.652 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 261.512.447 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 221.395.755 liều: Mũi 1 là 71.069.808 liều; Mũi 2 là 68.646.228 liều; Mũi bổ sung là 14.501.354 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.114.331 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 16.064.034 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.344.704 liều: Mũi 1 là 9.113.644 liều; Mũi 2 là 8.888.007 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.343.053 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.771.988 liều: Mũi 1 là 9.875.329 liều; Mũi 2 là 6.896.659 liều.
Bộ Y tế cũng cho biết thêm về công tác tiêm chủng ngày 26/10/2022, theo đó, tổng số mũi tiêm là 261.608.532. Số mũi tiêm thực hiện trong ngày: 75.715 tại 25 tỉnh, trong đó 75.715 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 0 mũi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi.
Nhóm từ 18 tuổi trở lên: Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 51.143.689 mũi tiêm (78,8%) tăng 0,1%, trong ngày có 22 tỉnh triển khai với 25.533 người được tiêm. Tỷ lệ thấp: Quảng Nam (61,9%); Bình Định (58,4%); Phú Yên (60,8%); Đồng Nai (53,6%); Đồng Tháp (59,2%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,7%); Sóc Trăng (98%).
Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 16.113.798 mũi tiêm (81,5%) tăng 0,3%, trong ngày có 21 tỉnh triển khai với 22.279 người được tiêm.
Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 5.356.152 trẻ (62,7%) tăng 0,3%. Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (38,5%); Quảng Ngãi (38,4%); Phú Yên (25,9%); Bình Thuận (40,6%); TP Hồ Chí Minh (35,5%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (97,8%); Lâm Đồng (92,4%); Sóc Trăng (99,3%).
Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 16.771.988. Mũi 1: 9.875.329 trẻ (89,1%). Tỷ lệ thấp: Quảng Trị (77,5%); Đà Nẵng (67,5%); TP Hồ Chí Minh (62,4%); Bà Rịa – Vũng Tàu (71%); Đồng Nai (78%). Tỷ lệ cao: Ninh Bình (99,8%); Bắc Giang (99,9%); Quảng Ninh (99,3%).
Mũi 2: 6.896.659 trẻ (62,2%). Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (31,9%); Quảng Nam (33,4%); TP Hồ Chí Minh (34,9%); Bà Rịa – Vũng Tàu (41,1%), Đồng Nai (43,1%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (98,5%); Sóc Trăng (99,8%); Cà Mau (94,1%).
Theo Bộ Y tế, trong khoảng 1 tuần nay, số ca mắc Covid-19 trên cả nước giảm mạnh, trong khoảng từ hơn 400 đến 500 ca/ngày, thậm chí có ngày ghi nhận chỉ hơn 150 ca mắc. Dù vậy, Việt Nam chưa thể công bố kết thúc đại dịch Covid-19. GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tình hình Covid-19 trên thế giới hiện vẫn còn phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Nếu công bố chấm dứt dịch, Việt Nam sẽ đối mặt với hai thách thức.
Thứ nhất, trường hợp xảy ra tình huống xuất hiện biến chủng vi rút mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc giảm miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên. Dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế. Khi công bố hết dịch, các cơ chế, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch sẽ không được áp dụng như nghiên cứu, sản xuất hoặc mua, tiếp nhận, cấp phép, sử dụng vắc xin, trang thiết bị y tế, thuốc và sinh phẩm y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân... trong tình trạng khẩn cấp, ảnh hưởng đến triển khai các biện pháp phòng, chống.
Thứ hai, việc huy động chính quyền các cấp, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, người dân tham gia phòng, chống dịch sẽ không còn được quan tâm đúng mức. Người dân có thể có tâm lý chủ quan, lơ là. Việc kích hoạt áp dụng trở lại các biện pháp hành chính, xã hội khi cần sẽ bị động. Trước thực tế, dịch Covid-19 tại nước ta đang được kiểm soát, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cơ bản đã trở về trạng thái bình thường mới, tạo thuận lợi cho người dân trong hoạt động đi lại, lao động, sản xuất, kinh doanh.
Hiện Bộ Y tế đã chủ động điều chỉnh theo hướng giảm dần các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình dịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.