Nguồn gốc về Ngày của Cha
Ngày của Cha hay còn gọi là ngày Father’s Day bắt nguồn từ lễ tưởng niệm được tổ chức vào ngày 5/7/1908 tại Fairmont (West Virginia, Hoa Kỳ) bởi Grace Golden Clayton. Bà tưởng nhớ đến cha và những người cha đã bị thiệt mạng trong một vụ nổ khủng khiếp vào tháng 12/1907.
Có thể Clayton chịu ảnh hưởng bởi Ngày của Mẹ lần đầu tiên trong năm đó nên bà đã chọn ngày Chủ nhật gần nhất so với ngày sinh của người cha vừa mới qua đời của bà.
Từ đó ngày Chủ Nhật thứ 3 của tháng 6 vào mỗi năm được chọn làm ngày của Cha và ngày ý nghĩa này dần phổ biến rộng ở nhiều nước trên thế giới.
Ngày của Cha được cử hành vào nhiều ngày khác nhau trên toàn thế giới và thường liên quan đến việc tặng quà, bữa tối đặc biệt cho ca, mẹ và các hoạt động gia đình.
Đây là một dịp nhằm tri ân công lao to lớn của người cha đã luôn yêu thương và che chở gia đình. Được xem là một ngày ý nghĩa để con cháu có thời gian nhìn lại và nhớ về những kỷ niệm đẹp của cha con, gắn kết thêm tình yêu thương lẫn nhau.
Ngày của Cha là một ngày ý nghĩa nhằm tôn vinh công lao to lớn, sự hy sinh cao cả của người cha dành cho con cái và gia đình. Ngày lễ này không có ngày cụ thể mà được quy ước diễn ra vào ngày Chủ Nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm. Ngày của Cha năm 2022 sẽ rơi vào ngày 19/6/2022.
Tặng quà gì nhân Ngày của Cha
Trong gia đình, người cha thường là tấm gương cho con, có cách dạy con nghiêm khắc, nền nếp. Vì vậy, nhiều người lớn lên từ các gia đình Châu Á thường khó gần gũi, thân thiết với người cha. Vì vậy, Ngày của Cha sẽ là dịp để con cái bày tỏ tình cảm, gắn kết với cha/bố/ba/tía.
Ngày của Cha được tổ chức rộn ràng nhất tại Mỹ. Người dân thường tổ chức nhiều lễ hội, diễu hành, kèn trống để ăn mừng.
Trên thế giới, Ngày của Cha không rầm rộ như ở Mỹ nhưng quà tặng cha được bày bán khắp nơi. Những người cha trong gia đình cũng có một ngày lễ riêng để được tôn vinh, yêu thương.
Tại Ý, vào Ngày của Cha hàng năm thì các em nhỏ thường mua, một số em tự làm những món quà nhỏ để tặng cho cha. Một số em nhỏ có thể học thuộc những bài thơ hoặc bài hát về bố hay để tham gia diễn kịch. Những hoạt động tri ân những người cha thường được tổ chức tại các trường học.
Theo truyền thống thì vào Ngày của Cha tại Đức, các nhóm nam giới thường tổ chức các tour đi bộ đường dài. Đặc biệt, mọi người sẽ kéo một toa xe nhỏ kéo bằng để ăn mừng, toa xe đó được gọi là Bollerwagen để ăn mừng. Trên toa xe được chứa nhiều rượu hoặc bia (theo vùng) và những món ăn truyền thống của vùng (Hausmannskost).
Truyền thống này có từ thế kỷ 18 và được bắt nguồn từ lễ rước kiệu của Chúa Kitô tới những vùng nông nghiệp, và những người đàn ông sẽ ngồi trên xe bằng gỗ và đi tới quảng trường của thị trấn, sau đó thị trưởng của thành phố sẽ trao giải cho những người cha có nhiều con, thông thường phần thưởng thường là một miếng thịt lợn lớn. Nhưng cho đến ngày nay, phong tục tại Đức này dần biến mất, ngày nay thì mọi người thường chọn ngày của Cha như một kỳ nghỉ ngắn để đi dã ngoại cùng gia đình. Bên cạnh đó, những người đàn ông tại Đức cũng thường dùng dịp lễ này để say xỉn “tới bến”.
Theo truyền thống thì người Thái thường ăn mừng Ngày của Cha bằng cách tặng cho bố và ông của mình một bông hoa Canna. Tại Thái Lan, hoa Canna được coi là một bông hoa nam tính. Tuy nhiên, cũng giống một số quốc gia khác, những truyền thống này ngày mai một không được thực hiện phổ biến nữa. Đặc biệt, vào ngày của Cha, người Thái thường mặc màu vàng để tôn trọng nhà vua, vì theo phong tục và truyền thống của người Thái thì màu vàng là màu của ngày thứ Hai - ngày vua Bhumibol Adulyadej ra đời.
Ở một số quốc gia khác, Ngày của Cha không được tổ chức rầm rộ như ở Mỹ hay ở một số nước ở châu Âu. Tuy nhiên, những món quà để tặng cho cha cũng được bày bán khắp nơi và những ngày này thì cũng được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin.
Ngày lễ tri ân người thân trong gia đình như Ngày của Cha là một món quà ý nghĩa, chứa đựng tấm lòng của con cái đối với cha mình. Đây vừa là nét đẹp trong cách đối nhân xử thế, vừa là dịp để gia đình quây quần, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.
Những năm gần đây với sự giao thoa văn hóa, bên cạnh những dịp truyền thống như lễ vu lan báo hiếu, Ngày của Cha cũng dần trở nên quen thuộc với mọi người. Đây là dịp để con cái thể hiện tấm lòng hiếu kính đối với người Cha của mình.
Thông thường trong dịp này mọi người sẽ chọn mua những món quà ý nghĩa tặng Bố trong Ngày của Cha, những bó hoa hay lời chúc tốt đẹp sẽ được dành tặng đến người cha. Đối với các bậc làm cha mẹ, không có niềm vui nào sánh bằng việc con cái trưởng thành khôn lớn. Vì vậy hãy cố gắng rèn luyện phấn đấu từng ngày để ngày nào cũng là Ngày của Cha, ngày của Mẹ. Chúng ta hãy luôn trân trọng từng giây phút bên cạnh gia đình thân yêu của mình.