Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nghệ An: Làng nghề nồi đất Trù Sơn đứng trước cơ hội mới

Hoàng Phạm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Làng nghề truyền thống làm nồi đất ở xã Trù Sơn (huyện Đô Lương) đã có hàng trăm năm tuổi, đến nay các sản phẩm vẫn giữ được hồn cốt vốn có. Trước băn khoăn về sự mai một thì làng nồi đất này lại được "tiếp sức" với một hướng đi mới khả quan.

Tại xã Trù Sơn, huyện Đô Lương có một làng truyền thống làm nồi đất nung (nay gọi là xóm mới) được gọi với cái tên trìu mến "làng nồi đất". Làng nghề "nồi đất Trù Sơn" có tuổi đời hàng thế kỷ nhưng đến nay vẫn duy trì sản xuất các sản phẩm bằng đất nung, trong đó chủ yếu là nồi. 
Tại xã Trù Sơn, huyện Đô Lương có một làng truyền thống làm nồi đất nung (nay gọi là xóm mới) được gọi với cái tên trìu mến "làng nồi đất". Làng nghề "nồi đất Trù Sơn" có tuổi đời hàng thế kỷ nhưng đến nay vẫn duy trì sản xuất các sản phẩm bằng đất nung, trong đó chủ yếu là nồi. 
Dù chỉ làm thủ công, nhưng nồi đất ở đây đã được các nghệ nhân "thổi hồn" vào từng sản phẩm hết sức tinh tế, mang đậm chất xưa và nay. Nói về nghề làm nồi đất, các cụ cao niên trong làng cũng chẳng ai biết rõ gốc tích, họ chỉ nhớ từ 5 tuổi đã bắt đầu theo bố, mẹ học làm nồi đất.
Dù chỉ làm thủ công, nhưng nồi đất ở đây đã được các nghệ nhân "thổi hồn" vào từng sản phẩm hết sức tinh tế, mang đậm chất xưa và nay. Nói về nghề làm nồi đất, các cụ cao niên trong làng cũng chẳng ai biết rõ gốc tích, họ chỉ nhớ từ 5 tuổi đã bắt đầu theo bố, mẹ học làm nồi đất.
Sản phẩm ở đây đủ các chủng loại, kích cỡ được "nghệ nhân" nhào nặn, chế tác tỉ mỉ cho ra hình hài rồi nung lửa để có những chiếc nồi đất bền đẹp đến tay người tiêu dùng. Nghề làm nồi đất nơi đây được ví  như "bán xương nuôi thịt", các công đoạn sản xuất ra sản phẩm toát lên sự vất vả, nhọc nhằn nhưng thu nhập thì không ổn định. 
Sản phẩm ở đây đủ các chủng loại, kích cỡ được "nghệ nhân" nhào nặn, chế tác tỉ mỉ cho ra hình hài rồi nung lửa để có những chiếc nồi đất bền đẹp đến tay người tiêu dùng. Nghề làm nồi đất nơi đây được ví  như "bán xương nuôi thịt", các công đoạn sản xuất ra sản phẩm toát lên sự vất vả, nhọc nhằn nhưng thu nhập thì không ổn định. 
Làng nghề này hiện có khoảng trên 130 hộ gia đình đang thường xuyên sản xuất các sản phẩm truyền thống. Người làm nghề thì chỉ còn những người ở độ tuổi trung  niên và các cụ già lớn tuổi còn sức khỏe. Làng nghề đã không còn cảnh cha truyền con nối vì thu nhập thấp, trong khi lao động thì rất nhọc nhằn, khiến nhiều người không còn mặn mà.
Làng nghề này hiện có khoảng trên 130 hộ gia đình đang thường xuyên sản xuất các sản phẩm truyền thống. Người làm nghề thì chỉ còn những người ở độ tuổi trung  niên và các cụ già lớn tuổi còn sức khỏe. Làng nghề đã không còn cảnh cha truyền con nối vì thu nhập thấp, trong khi lao động thì rất nhọc nhằn, khiến nhiều người không còn mặn mà.
Chị Nguyễn Thị Xuân, một hộ làm nồi đất truyền thống nơi đây cho biết, nghề này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, dù được duy trì nhưng mang lại thu nhập không cao. Lúc nông nhàn thì gia đình làm thêm các sản phẩm bán để góp phần trang trải cuộc sống. Gia đình chị hiện nay con cái cũng không còn ai nối nghề, hai vợ chồng tự làm rồi liên hệ các nhà hàng, quán ăn để bán sản phẩm.
Chị Nguyễn Thị Xuân, một hộ làm nồi đất truyền thống nơi đây cho biết, nghề này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, dù được duy trì nhưng mang lại thu nhập không cao. Lúc nông nhàn thì gia đình làm thêm các sản phẩm bán để góp phần trang trải cuộc sống. Gia đình chị hiện nay con cái cũng không còn ai nối nghề, hai vợ chồng tự làm rồi liên hệ các nhà hàng, quán ăn để bán sản phẩm.
Nghệ An: Làng nghề nồi đất Trù Sơn đứng trước cơ hội mới - Ảnh 1
Bí thư Đảng ủy xã Trù Sơn Võ Công Hà cho biết, những năm gần đây, nồi đất Trù Sơn cũng đã có nhiều khách hàng tìm đến đặt hàng, nhất là các chủ nhà hàng trong và ngoại tỉnh đã tìm đến mua các sản phẩm của làng nghề. 
Để có được thành phẩm, nồi đất phải được nung qua lửa liên tục tầm 4 đến 5 giờ  mới ra được sản phẩm có màu đỏ nâu, bền, đẹp. 
Để có được thành phẩm, nồi đất phải được nung qua lửa liên tục tầm 4 đến 5 giờ  mới ra được sản phẩm có màu đỏ nâu, bền, đẹp. 
Một tín hiệu đáng mừng, cho các" nghệ nhân" nơi đây là sắp tới làng nghề sẽ được UBND huyện Đô Lương quy hoạch, đầu tư theo hướng vừa sản xuất vừa phục vụ tham quan, du lịch, trải nghiệm. Đây sẽ là "bệ đỡ" lớn đối với "làng nồi đất Trù Sơn" trước nguy cơ mai một...
Một tín hiệu đáng mừng, cho các" nghệ nhân" nơi đây là sắp tới làng nghề sẽ được UBND huyện Đô Lương quy hoạch, đầu tư theo hướng vừa sản xuất vừa phục vụ tham quan, du lịch, trải nghiệm. Đây sẽ là "bệ đỡ" lớn đối với "làng nồi đất Trù Sơn" trước nguy cơ mai một...
Đất dùng cho sản xuất những chiếc nồi là loại đất sét mịn dẻo tự nhiên, được lấy từ làng Hà Yên (giáp xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc). Không có bất kỳ phụ gia nào, trải qua các công đoạn kỳ công, nhào đất thật mịn, đất sét dẻo sẽ được dùng để nhào nặn ra các sản phẩm bằng tay nghề tài hoa của "nghệ nhân" cùng với chiếc bàn xoay nhỏ và một vành khót bằng nứa để tạo hình, mài nhẵn. 
Đất dùng cho sản xuất những chiếc nồi là loại đất sét mịn dẻo tự nhiên, được lấy từ làng Hà Yên (giáp xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc). Không có bất kỳ phụ gia nào, trải qua các công đoạn kỳ công, nhào đất thật mịn, đất sét dẻo sẽ được dùng để nhào nặn ra các sản phẩm bằng tay nghề tài hoa của "nghệ nhân" cùng với chiếc bàn xoay nhỏ và một vành khót bằng nứa để tạo hình, mài nhẵn. 
Gia đình chị Nguyễn Thị Thoan rất vui trước kế hoạch của UBND huyện Đô Lương khi làng nghề sẽ được triển khai đầu tư. Chị mong được tiếp thêm "động lực" nhằm duy trì và phát triển nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm nơi mảnh đất này.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thoan rất vui trước kế hoạch của UBND huyện Đô Lương khi làng nghề sẽ được triển khai đầu tư. Chị mong được tiếp thêm "động lực" nhằm duy trì và phát triển nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm nơi mảnh đất này.
Chị Phạm Thị Sự bộc bạch: "Nghề này nhọc nhằn, nhưng nó đã trở thành cái nghề kiếm sống và ít nhiều giúp gia đình chị nuôi được 4 người con ăn học đến nơi đến chốn. Gắn bó với nghề từ thuở lên 3 lên 6 tuổi đến nay, cũng mong rằng cái nghề truyền thống này không bao giờ mai một đi.". 
Chị Phạm Thị Sự bộc bạch: "Nghề này nhọc nhằn, nhưng nó đã trở thành cái nghề kiếm sống và ít nhiều giúp gia đình chị nuôi được 4 người con ăn học đến nơi đến chốn. Gắn bó với nghề từ thuở lên 3 lên 6 tuổi đến nay, cũng mong rằng cái nghề truyền thống này không bao giờ mai một đi.". 
Với kế hoạch xây dựng nhằm phục vụ tham quan, du lịch, trải nghiệm tại Làng nghề nồi đất Trù Sơn, UBND huyện Đô Lương sẽ hỗ trợ chính quyền, Nhân dân xã làm giao thông, khu sản xuất, điểm trưng bày, điểm trải nghiệm làm gốm, làm nồi đất. Kế hoạch nay đã được duyệt, phấn đấu đến 2025 sẽ hoàn tất và đưa vào phục vụ du lịch. 
Với kế hoạch xây dựng nhằm phục vụ tham quan, du lịch, trải nghiệm tại Làng nghề nồi đất Trù Sơn, UBND huyện Đô Lương sẽ hỗ trợ chính quyền, Nhân dân xã làm giao thông, khu sản xuất, điểm trưng bày, điểm trải nghiệm làm gốm, làm nồi đất. Kế hoạch nay đã được duyệt, phấn đấu đến 2025 sẽ hoàn tất và đưa vào phục vụ du lịch. 

Video nghề làm nồi đất nổi danh hàng trăm năm ở xã Trù Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An).