Hệ lụy dịch bệnh nặng nề
Theo ghi nhận, Nghệ An là địa phương có lượng gia súc, gia cầm lớn, theo thống kê từ ngành chức năng, năm 2021 tổng đàn trâu, bò ước đạt 778 nghìn con, đàn lợn 1 nghìn con, gia cầm 30 nghìn con, tổng sản lượng thịt hơi xuất chồng ước đạt 270 nghìn tấn....Số liệu 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy tổng đàn trâu, bò ước đạt trên 761 nghìn con (tăng 2,62% so với cùng kỳ), tổng đàn lợn ước đạt trên 946 nghìn con (tăng 3,31% so với cùng kỳ)...tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt trên 153 nghìn tấn (tăng 6,17% so với cùng kỳ)...
Riêng 6 tháng đầu năm 2022 xảy ra 166 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 18 huyện, thị, lũy kế số lợn chết, tiêu hủy trên 6 nghìn con, bệnh viêm da nổi cục trâu bò xảy ra tại Yên Thành, tiêu hủy 4 con với trọng lượng 289 kg...
Số liệu báo cáo từ phòng Nông nghiệp huyện Yên Thành cho thấy, năm 2021, bệnh Dịch tả lợn Châu phi diễn ra tại 1324 hộ, 215 xóm của 37 xã, thị trấn, số con lợn ốm chết 4508 con ( lợn nái 1267 con, lợn đực 18 con, lợn thịt 1716 con, lợn con theo mẹ 1507 con), trọng lượng tiêu hủy 239.452,5 kg; Bệnh Viêm da nổi cục ở trâu bò xảy ra 591 hộ, tại 30 xã, số con bị chết 139 con trong đó bò 51 con, bê 88 con, trọng lượng tiêu hủy 20.001,4 kg; bệnh Cúm gia cầm H5N6 xảy ra tại 3 hộ, của 3 xã, số con gia cầm ốm chết 2.386 con.
Năm 2022, huyện Yên Thành tiếp tục gánh chịu thiệt hại cho đàn vật nuôi do dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 552 hộ, 137 xóm, 33 xã, số lợn chết tiêu hủy 1743 con, trọng lượng 84.884 kg; Bệnh viêm da nổi cục trâu bò xảy ra tại 4 xã gồm xã Nam Thành, Lý Thành, Viên Thành và Đồng Thành, số bê chết tiêu hủy 5 con, trọng lượng 327 kg, Cúm gia cầm xảy ra tại 01 hộ của xã Hoa Thành tiêu hủy 2562 con.
Những con số thiệt hại mới chỉ từ một huyện như Yên Thành đã cho thấy sự ghê gớm từ dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm, từ đó gây nên hệ lụy kinh tế chăn nuôi hộ, trang trại bị ảnh hưởng hằng năm là rất lớn, thiệt hại kéo dài sẽ khiến nhân dân chán cảnh chăn nuôi, không dám đầu tư đàn vật nuôi, từ đó gây nên tình trạng thiếu nguồn cung thưc phẩm, đứt gãy nguồn cung, ảnh hưởng nhu cầu, kinh tế nói chung trên nhiều phương diện.
Dịch bệnh diễn biến, lây lan phức tạp, nhiều nguồn, khó kiểm soát, nhưng câu chuyện tăng cường kiểm soát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các lò mổ, cơ sở viết mổ, điểm giết mổ động vật tập trung được các địa phương, ngành nông nghiệp đánh giá góp phần giảm thiểu rủi ro, kênh lây lan dịch bệnh...gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng tới nhu cầu, thị trường thực phẩm.
Nhận thức rõ vai trò trong kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường từ công tác giết mổ động vật tập trung, với thực tế còn những tồn tại như đã liệt kê tại các địa phương thì có thể khẳng định rằng đã đến lúc “không thể nói suông” với việc quản lý giết mổ động vật tập trung.
UBND tỉnh yêu cẩu tăng cường trách nhiệm
Liên quan câu chuyện tăng cường quản lý nhằm đạt hiệu quả phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong vấn đề giết mổ động vật tập trung, UBND tỉnh Nghệ An vừa qua cũng đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 09/2 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Trong đó đáng chú ý có các chỉ đạo như: Yêu cầu các địa phương rà soát, đưa vào quy hoạch việc triển khai các lò giết mổ tập trung, giao lực lượng thú y thực hiện kiểm soát dịch bệnh; Các địa phương xây dựng lộ trình đưa các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ vào cơ sở giết mổ động vật tập trung có sự kiểm soát của chính quyền địa phương và của cơ quan chuyên môn thú y. Tổ chức ký cam kết đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; Hàng năm, xây dựng và triển khai chương trình giám sát, kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở giết mổ động vật đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý theo quy định pháp luật đối với các cơ sở giết mổ động vật không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường; yêu cầu Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn, phối hợp với UBND cấp huyện xây dựng các cơ sở giết mổ động vật tập trung đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật; xử lý nghiêm các cơ sở không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân, cán bộ thú y được giao nhiệm vụ tại cơ sở thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý đối với cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm...
Cùng với việc tăng cường trách nhiệm quản lý, cần tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân việc không thực hiện giết mổ nhỏ lẻ, cần đưa động vật tới cơ sở giết mổ tập trung để được kiểm dịch, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Hơn nữa cần khước từ với những sản phẩm thịt động vật không có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y, không có nguồn gốc xuất xứ, nơi giết mổ rõ ràng, phát hiện, báo cáo lên các ngành chức năng cấp xã, huyện khi xảy ra tình trạng ô nhiễm, mất vệ sinh, thiếu an toàn thực phẩm tại các điểm, cơ sở giết mổ tập trung,...