Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

"Nghề làm Nước mắm Phú Quốc" đón bằng di sản phi vật thể cấp quốc gia

Kinhtedothi - Phú Quốc có 7.009 thùng ủ chượp cá, mỗi thùng có sức chứa từ 12-15 tấn cá, tổng sản lượng cá bình quân khoảng 25.000 đến 30.000 tấn cá cơm sản xuất cho ra sản lượng nước mắm hằng năm từ 20-30 triệu lít nước mắm tính từ 25 độ đạm trở lên.

Sáng 16/12, tại Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức trao Bằng chứng nhận của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch về "Nghề làm nước mắm Phú Quốc" được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Bằng công nhận di sản văn hóa vi vật thể cho UBND TP Phú Quốc và Hội nước mắm. Ảnh Hữu Tuấn

Theo đó, nghề làm nước mắm Phú Quốc đã được hình thành hơn 200 năm trên đảo ngọc với quy trình sản xuất nước mắm như: Cá được đánh bắt muối ngay trên tàu, đem về ủ chượp trong thùng gỗ thiên nhiên đặc biệt, trong thời gian từ 12-15 tháng, sau đó cho ra thành phẩm nước mắm.

Hiện nay, Hội nước mắm Phú Quốc có 54 hội viên là chủ nhà thùng, các cơ sở sản xuất nước mắm tập trung chủ yếu là ở Phường Dương Đông và An Thới từ trước đến nay, có tổng cộng 7.009 thùng gỗ chượp cá, mỗi thùng có sức chứa từ 12-15 tấn cá, tổng sản lượng cá bình quân khoảng 25.000 đến 30.000 tấn cá cơm sản xuất cho ra sản lượng nước mắm hằng năm từ 20-30 triệu lít nước mắm tính từ 25 độ đạm trở lên. Với quy trình sản xuất theo phương pháp truyền thống, luôn được bảo tồn và phát triển.

Ông Nguyễn Lưu Trung. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phát biểu tại buổi lễ. Ảnh Hữu Tuấn

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, Nghề sản xuất Nước mắm thủ công truyền thống ở Phú Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử trên 200 năm. Đó là một quá trình tìm tòi học hỏi không ngừng cải tiến kỹ thuật từ thô sơ đến hiện đại, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao, kết hợp cùng truyền thống “Cha truyền con nối” tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm cho nghề sản xuất Nước mắm ở Phú Quốc, sản phẩm Nước mắm sản xuất ở Phú Quốc không ngừng phát triển vươn xa đến các tỉnh trong nước và một số quốc gia trên thế giới.

Tại buổi lễ UBND tỉnh Kiên Giang đã tặng bằng khen cho 5 tập thể, 5 cá nhân có công trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa phí vật thể "Nghề làm Nước mắm Phú Quốc".

Trước đó, năm 2017, được UBND tỉnh Kiên Giang về việc công nhận nghề truyền thống và làng nghề truyền thống Chế biến Nước mắm Phú Quốc; năm 2014, UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm Nước mắm; năm 2020, UBND tỉnh Kiên Giang về việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho sản phẩm Nước mắm Phú Quốc.

Sau lễ đón nhận Bằng chứng nhận được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, sẽ diễn ra Hội thảo khoa học Phát triển bền vững Nghề truyền thống Nước mắm Phú Quốc với sự tham gia của nhiều diễn giả, nhà nghiên cứu đầu ngành về nước mắm truyền thống của Việt Nam.

Báo Kinh tế và Đô thị sẽ tiếp tục thông tin.

Nước mắm Phú Quốc xưa - nay: Thăng trầm cùng lịch sử

Nước mắm Phú Quốc xưa - nay: Thăng trầm cùng lịch sử

Nước mắm Phú Quốc xưa - nay: Gian nan bảo vệ nghề

Nước mắm Phú Quốc xưa - nay: Gian nan bảo vệ nghề

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
VITM Hà Nội 2025: Đột phá với du lịch xanh và công nghệ mới tăng trải nghiệm khách hàng

VITM Hà Nội 2025: Đột phá với du lịch xanh và công nghệ mới tăng trải nghiệm khách hàng

07 Apr, 08:02 PM

Kinhtedothi- Điểm nhấn đặc biệt của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2025 (VITM Hà Nội 2025) với chủ đề “Phát triển điểm đến Xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” là lần đầu tiên giới thiệu các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot trong ngành du lịch, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành du lịch Việt Nam. Theo thống kê, có 50% trong số 40.000 doanh nghiệp du lịch đã ứng dụng công nghệ chuyển đổi số. 

Hà Nội: GRDP quý I/2025 tăng cao nhất trong 5 năm gần đây

Hà Nội: GRDP quý I/2025 tăng cao nhất trong 5 năm gần đây

07 Apr, 06:27 PM

Kinhtedothi - Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2025 của Hà Nội ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao trong 5 năm gần đây và là động lực tạo đà cho Thủ đô đạt mức tăng trưởng 8% trở lên theo mục tiêu đề ra.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ