Nhưng rút cuộc, sau buổi họp đó, VPF đã khéo léo đá quả bóng trách nhiệm sang Ban Kỷ luật VFF mà không đưa ra bất cứ hình thức xử lý nào đối với câu lạc bộ XMXT Sài Gòn. Không quá ngạc nhiên khi VPF quyết định đá quả bóng trách nhiệm cho Ban Kỷ luật VFF. Nhưng, điều khiến dư luận không khỏi bất ngờ là việc, đơn vị này đưa ra quyết định có phần nhạy cảm đúng vào thời điểm, Ban Đạo đức đang nhằm mũi tên vào họ. Nhưng, rút cuộc, VPF chọn phương án lùi một bước dù bị chỉ trích thay vì đối diện với sự kiện tụng của XMXT Sài Gòn. Thực ra thì VPF cũng có cái khó của họ. Nói như ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch VPF: "Không thể trừ điểm một đội bóng dùng toàn cầu thủ trẻ trên sân. Không có quy định nào bắt các đội bóng phải dùng cầu thủ đội hình chính. Không ai khác, người trong cuộc phải có trách nhiệm với khán giả của mình". Cuối cùng, XMXT Sài Gòn đã thành công trong việc lách luật. Và, những áp lực mà họ đã tạo ra trước phiên họp của VPF cũng đủ lớn để BTC giải không đưa ra những phán quyết bất lợi cho mình. Nhưng, vấn đề ở đây chính là việc, một lần nữa, BTC giải không tìm được câu trả lời thực sự nghiêm túc đối với những vụ việc bị nghi ngờ là tiêu cực. Hay nói cách khác, VPF vẫn chưa tìm ra phương thức xử lý sự cố thật sự hữu hiệu. Họ vừa muốn xử, nhưng lại sợ tự đưa mình vào những rắc rối không đáng có. Hệ quả là tổ chức này lựa chọn giải pháp thường thấy là "chuyền bóng" cho Ban Kỷ luật VFF. Đó là một lựa chọn an toàn, nhưng không giải quyết được triệt để vấn đề. Bởi lẽ, khi mà BTC giải không dám đương đầu với đội bóng, chấp nhận bị dư luận chỉ trích thì chẳng dại gì VFF lao đầu vào lửa. Và thế là, cuộc chiến chống tiêu cực mãi giống như hình ảnh "con kiến mà leo cành đa".
Tin đọc nhiều

Lãnh đạo Quảng Nam chia sẻ về khả năng tái sáp nhập với Đà Nẵng

Hai quy hoạch được ban hành mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ và 7 lãnh đạo sở xin nghỉ hưu sớm

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh: năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng 8%
