Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghẽn lệnh trên HOSE: Hãy hành động thay vì chỉ hứa

Kinhtedothi - Thời gian qua, việc liên tục nghẽn lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã khiến nhiều nhà đầu tư giảm lòng tin về sự minh bạch trên thị trường chứng khoán. Điều đáng nói, trong lúc chứng sĩ đầy bức xúc với việc xử lý chậm chạp của HOSE và Ủy ban Chứng khoán thì “bão” đánh giá 1 sao trên google về chất lượng của Sở này lại biến mất, nhanh như một phép màu.
 Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE)
Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đã phải thốt lên: “Giá như HOSE xử lý nghẽn lệnh và các vấn đề liên quan đến quyền lợi nhà đầu tư nhanh như xử lý những thứ liên quan đến “mặt mũi” của mình trên mạng xã hội thì tốt”.
Giữa “lửa” bực bội của nhà đầu tư, các cơ quan quản lý và điều hành thị trường, từ HOSE, UBCK đến Bộ Tài chính đã buộc phải lên tiếng. Sau những giải thích “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, một vài lộ trình chung chung với lời hứa, tháng 7, dự kiến, hệ thống mà HOSE phối hợp với FPT “vá” và nâng cấp sẽ được đưa vào vận hành. Và từ dự kiến đến thực tế là bao lâu, được thực hiện thế nào, bền vững hay đối phó thì chỉ có HOSE, UBCK và Bộ Tài chính mới trả lời được.

Một vấn đề nữa được nhà đầu tư mong chờ là kết quả thanh tra HOSE của Bộ Tài chính. Trước đó, ngày 10/6, Bộ này đã ký quyết định thanh tra “chợ lớn chứng khoán” HOSE. Quyết định này được dư luận và cộng đồng nhà đầu tư hoan nghênh và đánh giá cao. Tuy nhiên, cái họ chờ đợi là một kết quả thanh tra đúng và trúng. Sau những lời hứa nhiều nhưng làm ít về việc nâng cấp hệ thống trên TTCK, nhà đầu tư có lý do để đặt câu hỏi về việc, có hay không một câu trả lời về giải pháp phát triển thị trường bền vững.

Mới đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về một loạt các vấn đề trên TTCK hiện nay. VAFI kiến nghị, công tác thanh tra cần tìm nguyên nhân lý giải tại sao đã qua 20 năm vận hành phần mềm giao dịch do Sở GDCK Thái Lan cung cấp mà sàn HOSE không thể làm chủ công nghệ vận hành? Vì năng lực của HOSE hay vì vấn đề gì khác?

Văn bản của VAFI cũng nêu lên thực tế, các DN công nghệ trong nước có thể tham gia vào bảo quản hệ thống giao dịch, tại sao, HOSE trước đây cứ phải chờ đối tác Thái Lan hay Hàn Quốc. “Có 1 thực tế đối với 1 bộ phận DN Nhà nước là thích thuê các nhà thầu không có danh tiếng, những nhà thầu này luôn sẵn lòng chiều bên A như dễ dàng nâng khống giá trị công trình, chia đậm hoa hồng ở mức rất cao 40% - 50%”- đại diện Hiệp hội này nêu và bỏ ngỏ câu trả lời về vấn đề này.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng cần thanh tra dự án làm phần mềm giao dịch mới được cung cấp bởi Sở GDCK Hàn Quốc (KRX) vì đây là dự án nhỏ, được khởi động từ năm 2012 nhưng đã gần 10 năm dự án vẫn chưa hoàn thành? Nguyên nhân tại sao dự án tiến hành chậm trễ, giá trị dự án có tăng lên so với ban đầu, nguyên nhân làm cho giá trị dự án tăng lên?

Trên các diễn đàn chứng khoán, nhà đầu tư vẫn liên tục bày tỏ sự bức xúc với thực tế trên TTCK thời gian gần đây. Việc nghẽn lệnh hay yêu cầu hủy, sửa lệnh khiến họ điên đầu trong khi các loại thuế phí đầu tư chứng khoán đóng không thiếu một đồng. Vì thế, nhà đầu tư cần HOSE, UBCK và Bộ Tài chính hiện thực hóa các lời hứa, chứ không phải “biết rồi, để đó, nói mãi”. Họ cần một kết quả thanh tra toàn diện để tình trạng thao túng trục lợi cổ phiếu giảm dần, bảo đảm thực thi pháp luật chứng khoán nghiêm minh và tăng cường củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư và cộng đồng các công ty niêm yết.

Tại buổi làm việc mới đây với các đơn vị khối thị trường tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc từng nhấn mạnh: Hiện tượng nghẽn lệnh phải được đặc biệt quan tâm, làm hết sức quyết liệt và “dùng biện pháp mạnh”, bởi “ách tắc là thiệt hại”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ