Nghị quyết 145/NQ-CP: Chính đáng và nhân văn

An Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nghị quyết 145/NQ-CP (có hiệu lực từ ngày 19/11/2021 đến hết ngày 31/12/2022 của Chính phủ đã điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Chính phủ quyết định tăng mức phụ cấp đối với những người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại những địa phương có số ca mắc cao sẽ được điều chỉnh mức phụ cấp chống dịch. Nghị quyết cũng điều chỉnh, bổ sung một số chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch.

Chốt ''vùng xanh'' an toàn trong phòng, chống dịch tại phường Thanh Xuân Bắc. Ảnh: Hồng Thái
So với Nghị quyết 16 thì mức phụ cấp chống dịch tăng từ 300.000 lên 450.000 đồng/ người/ ngày đối với Người trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người nhiễm. Tăng từ 200.000 đồng lên 300.000 đồng/ người/ ngày đối với người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch, theo dõi y tế, theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế; Người làm công việc về xét nghiệm SAR-CoV-2 (lấy mẫu, phân tách mẫu, xét nghiệm, phục vụ phòng xét nghiệm); người vận chuyển bệnh nhân, vận chuyển, bảo quản, xử lý các trường hợp tử vong do nhiễm SAR-CoV-2.

Điều chỉnh, bổ sung một số chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch như sau: Cán bộ, chiến sĩ, học sinh, học viên thuộc lực lượng Quân đội Nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường tham gia phòng, chống dịch: hưởng phụ cấp 150.000 đồng/ người/ ngày. Người nhiễm Covid-19 đang được điều trị hồi sức tích cực có chỉ định chế độ ăn: Được đảm bảo chi phí thực tế tối đa 250.000 đồng/ người/ ngày. Chế độ phụ cấp đặc thù cho cả kíp tiêm là 12.000 đồng/mũi tiêm (tối đa 240.000 đồng/người/ngày) khi thực hiện tiêm

vaccine phòng Covid-19 trong chương trình tiêm chủng miễn phí. Hỗ trợ chi phí lưu trú, chi phí đi lại cho người tham gia phòng, chống dịch. Nhìn chung, ngoài các đối tượng nói trên, Chính phủ đều điều chỉnh theo hướng có lợi cho các thành viên Ban chỉ đạo dịch, những người trực tiếp tham gia chống dịch.

Đối với những người trực tiếp tham gia chống dịch, những cán bộ cấp cơ sở việc Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết 145 chính là sự ghi nhận sự vất vả, những hy sinh thầm lặng ngày đêm cùng người dân chống dịch. Nếu nói về lợi ích vật chất thì dù Chính phủ đã có chế độ quan tâm đến đội ngũ này nhưng chắc chắc không thể nào bù đắp được công sức, thời gian của anh em. Nhưng rõ ràng, Nghị quyết 145 đã có tác dụng động viên tinh thần cho đội ngũ những người đang trực tiếp chống dịch tại những địa điểm nóng. Ít nhất là chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch

Covid-19 đã thừa nhận đây là công việc nguy hiểm, vất vả so với lao động phổ thông. Những đối tượng được điều chỉnh có quyền tự hào với chồng, con, người thân về công việc mình đã và đang dấn thân.

Vẫn biết khi đại dịch xuất hiện 2 năm qua, ngân sách Nhà nước gặp khá nhiều khó khăn nhưng Nghị quyết 145 đã tạo nên động lực cho đội ngũ những người tham gia chống dịch từ cơ sở đến địa phương. Không chờ có chế độ để mới triển khai công việc nhưng chắc chắn khi Nghị quyết 145 chất lượng công tác phòng, chống dịch sẽ có sự thay đổi đáng kể. Trong bối cảnh TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là những điểm nóng thì đây là một nghị quyết có tác dụng lớn về mặt tinh thần.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần