Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nghịch vui, hậu họa thật

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tết là ngày vui nhưng cũng không ít hiểm nguy với nhiều bạn trẻ ham vui quá đà hay sa vào các trò nghịch dại, thiếu lành mạnh.

Nghịch vui, hậu họa thật

Với bạn Nguyễn Hữu Th., từng là SV một trường ĐH ở Hà Nội, quê ở Nghệ An, trò đùa tai hại vào dịp Tết cách đây vài năm không chỉ ảnh hưởng đến con đường học hành còn làm Thọ “mang dấu” cả cuộc đời.

Năm đó, đang là SV năm hai, về quê nghỉ Tết sớm, rất rảnh rỗi nên hàng ngày Th. lông bông cùng thanh niên trong làng quậy đủ trò. Nghịch ngợm, không lường được hậu quả, Th. cùng một số người tham gia… trộm rùa của nơi bảo tồn động vật hoang dã gần nhà. Sự việc vỡ lở, Th. bị xử 9 tháng tù, đồng nghĩa với việc bị đuổi học.

 
Với nhiều sinh viên, Tết đơn giản là dịp nghỉ học, tụ tập ăn nhậu, chơi bời.
Với nhiều sinh viên, Tết đơn giản là dịp nghỉ học, tụ tập ăn nhậu, chơi bời.
Vì thiếu ý thức, nghĩ đơn giản nghịch cho vui trong dịp Tết rảnh rang mà Th. phải trả giá đắt. Không ít SV khi mùa Tết về, được nghỉ dài ngày cũng phải đối diện với không ít nguy hiểm khác khi “vướng” vào nhiều hoạt động vui chơi thiếu an toàn, lành mạnh. Nhất là ở độ tuổi này, các bạn thích thể hiện, thử nhiệm những gì mình học được từ mọi người kể cả những hành vi sai pháp luật.

Kế hoạch ngày Tết của không ít SV khi về quê là tụ tập bạn bè nhậu nhẹt, uống bia rượu, hát hò, chưa kể đến các trò như đua xe, quậy phá mọi người hoặc nghĩ ra đủ trò vui.

Bạn Quốc Hiệu, SV Trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho hay, về quê đón Tết sum họp gia đình thì lớn bạn bè tụ tập ăn nhậu, hò nhau đi xe máy từ nhà này qua nhà khác. Hiệu tiết lộ, một trong những trò mà SV đi học ở xa về quê thường tham gia là làm pháo hoặc săn mua pháo để nổ trong ngày Tết.

Vụ cháy thương tâm lấy đi tính mạng của 4 SV ở TPHCM tại một khu nhà trọ sát ngày cuối năm vẫn còn làm nhiều người bàng hoàng. Nguyên nhân vụ việc đau lòng là do nhóm SV này mua hóa chất, học cách chế pháo hoa theo chỉ dẫn internet để Tết đem về quê đốt.  Ham vui, bất chấp quy định cấm đốt pháp của pháp luật họ đã chủ quan đến tính mạng của mình.

Nhiều hoạt động trong dịp Tết nhưng thiếu ý thức, kỷ luật nên hàng năm Tết cũng là thời điểm các vụ tai nạn giao thông, ngộ độc bia rượu, thực phẩm xảy ra rất nhiều.

Hiểu sai lệch về Tết

Nhiều người lo ngại, hiện không có nhiều sân chơi lành mạnh cho SV, thanh niên khi họ về quê ăn Tết. Và nếu có dường như các bạn cũng không mặn mà vào các hoạt động đoàn thể so với các thú vui tiêu cực, nguy hiểm khác. Họ cũng rất “chây ì” làm việc cùng gia đình sửa soặn đón Tết nên thời gian rảnh rỗi rất nhiều.

GS Vũ Gia Hiền chia sẻ, nhiều bạn trẻ đang không hiểu rõ về văn hóa của ngày Tết truyền thống. Khác với mọi ngày lễ trong năm, Tết không đơn thuần là một kỳ nghỉ để ăn chơi mà chứ đựng rất nhiều giá trị truyền thống, dân tộc.
SV TPHCM cam kết làm việc nhà giúp mẹ vào dịp Tết.
SV TPHCM cam kết làm việc nhà giúp mẹ vào dịp Tết.
Giá trị lớn nhất của ngày Tết là sự kết nối. Kết nối với tổ tiên, kết nối với các thành viên trong gia đình, với họ hàng, người thân, thầy cô… chứ không phải là ăn chơi, tụ tập hay đi du lịch.

Theo GS Vũ Gia Hiền, bạn trẻ hãy bắt tay cùng bố mẹ chuẩn bị Tết từ việc sửa soạn nhà cửa, lau bàn thờ, gói bánh chưng, thực hiện các nghi lễ truyền thống như thắp hương, chúc tết người lớn tuổi. Điều này có ý nghĩa rất lớn, không chỉ giúp các bạn sinh hoạt lành mạnh trong dịp Tết mà quan trọng hơn còn đưa đến cho bạn cảm xúc linh thiêng mà cuộc sống hiện nay rất khó tìm.

Cảm xúc đó sẽ là hành trang về tâm hồn để mỗi người vững vàng đối diện với cuộc sống, sống có đạo lý nhưng hiện đang bị nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ xem nhẹ.

Trước khi học trò nghỉ tết, GS Văn Như Cương viết thư dặn dò những điều quý báu đến các bạn có cái Tết vui tươi, đầm ấm và an toàn. Trong đó, thầy dặn dò học trò ăn uống điều độ, vui chơi có chừng mực, đi lại cẩn thận, tuân thủ luật giao thông…

Nhiều trường học cũng đẩy mạnh nhắc nhở HS, SV chấp hành các quy định pháp luật, an toàn giao thông trong dịp Tết. Tuy nhiên, thực tế không ít bạn chủ quan nên "bỏ ngoài tai" những cảnh báo, nhắc nhở này.