Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngủ gật khi lái xe: Thiệt mình - hại người

Kinhtedothi - Chiếc xe 4 chỗ đang lưu thông trên đường bỗng tròng trành rồi… lượn sang làn đường bên trái. Mấy xe máy cùng chiều "đành" lăn theo, tài xế dường như bừng tỉnh…
Rất may va chạm trên không gây tổn hại về người và phương tiện. Điều đáng lưu tâm là câu phân bua của tài xế: "Em xin lỗi tại đêm qua thức khuya nên…. ngủ gật". Chuyện tưởng hư cấu nhưng mới xảy ra trên đường Cầu Giấy!          

Nguy hiểm sau chớp mắt          

Tai nạn do lái xe ngủ gật không phải chuyện mới, nó là lời cảnh tỉnh cho mọi người khi tham gia giao thông. Chỉ cần vài giây "lơ mơ" trong lúc cầm lái - điều đáng tiếc có thể đã xảy ra. Việc này luôn đúng trong mọi trường hợp dù điều khiển phương tiện thô sơ hay cơ giới. Trường hợp xe thô sơ, hậu quả có thể đơn lẻ, nhưng với ô tô, một cái chớp mắt có thể gây ra tai nạn liên hoàn (nhiều khi là thảm khốc). Đã có nhiều tai nạn để lại hậu quả nghiêm trọng vì lý do tài xế ngủ gật.

Tai nạn thảm khốc xảy ra tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam (ngày 21/7/2012) làm 7 người chết là một ví dụ. Tại cơ quan công an, tài xế Trần Xuân Đông khai: "Lúc đó tôi đang ngủ gục, khi xe leo lên lề tôi mới tỉnh giấc. Tuy nhiên lúc này tôi hoảng quá không đạp chân thắng mà lại đạp chân ga khiến xe lao nhanh hơn nữa. Khi xe đâm vào quán mỳ và dừng lại tôi hoảng hốt nhảy ra khỏi xe…". Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những tài xế chưa chuẩn bị sức khỏe tốt nhất mà đã leo lên buồng lái.     
Lái xe cần tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. 	Ảnh: Hải Liên
Lái xe cần tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Ảnh: Hải Liên
Một tài xế xe khách đường dài cho biết đã vài lần ngủ gật khi đang cầm lái. "Cơn buồn ngủ đến với từng người hoàn toàn không giống nhau. Nguyên nhân có thể do thức đêm xem bóng đá, dùng thuốc có chất gây buồn ngủ hay hoạt động mệt mỏi suốt cả ngày mà không được… ngủ bù! Cũng may cho tôi là những lần ngủ gật đó chưa gây ra hậu quả đáng tiếc...".

Cần cải thiện lối sống   

Với những tài xế xe khách, xe chở hàng đường dài, cơn buồn ngủ ập đến với họ không dễ biết trước mà đề phòng. Do phải chạy xe trên những cung đường hàng trăm ki lô mét, suốt ngày đêm nên nguy cơ ngủ gật đối với họ cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Đặc biệt với những tài xế sử dụng thuốc lá hay chất kích thích (để tỉnh táo tạm thời) thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn nữa vì không biết lúc nào họ sẽ… gục!          

Trung bình mỗi đêm ta cần ngủ từ 6 - 9 tiếng. Vì vậy khi ngủ chưa đủ "cơ số" trên, người ta thường "mắc nợ" cơ thể. Một báo cáo của Tổ chức AAA về ATGT chỉ ra rằng: "Chỉ cần ngủ ít hơn 30 hoặc 40 phút mỗi đêm thì đến cuối tuần, "món nợ" này gộp lại thành ba, bốn giờ, đủ để gia tăng nguy cơ ngủ gật giữa ban ngày một cách đáng kể"…

Rõ ràng, ngủ gật là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn, nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của người tham gia giao thông. Muốn chấm dứt tình trạng lái xe ngủ gật là việc không đơn giản, vì nguyên nhân này chưa được coi là chủ yếu gây ra TNGT. Do đó, biện pháp chủ yếu để hạn chế tình trạng này chính là thay đổi ý thức của người cầm lái.

Nhìn chung, nguyên nhân tài xế ngủ gật khi lái xe xuất phát từ những mệt mỏi trong cơ thể. Nếu do thiếu ngủ, cần "bù" đủ giấc thì hoàn toàn hạn chế được ngủ gật. Nếu vì các nguyên nhân khác (quá tải công việc, ốm đau hay dùng thuốc…) cần nghỉ ngơi một đến vài ngày là cơ thể sẽ trở lại bình thường. Nên hạn chế đến mức tối đa việc tự tay cầm lái khi buồn ngủ. Khi đã mệt nên nhờ người khác lái thay hoặc dùng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, điều tưởng đơn giản này lại ít được "đội ngũ cầm lái" lưu tâm. Chỉ một phút (thậm chí chưa đến một phút) nói lên tác hại của ngủ gật, người tham gia giao thông sẽ hiểu và dần hạn chế được những tai nạn đáng tiếc.

Với bất cứ ai, nhất thiết phải có biện pháp (tức thời) để làm tỉnh táo bản thân khi có dấu hiệu buồn ngủ lúc điều khiển phương tiện. Có nhiều cách đơn giản như dừng lại rửa mặt, nhai kẹo cao su… Cũng có thể uống chè hoặc cà phê trước khi lái xe để tăng sự tỉnh táo. Sau những biện pháp (tức thời) đó, cần ngủ một giấc dài khi hoàn thành công việc - không nên đi chơi hay đi nhậu, vì đây là những hành vi... phá hoại sức khỏe!  

Với tài xế chuyên nghiệp, cần cải thiện lối sống của bản thân một cách khoa học. Tuy công việc căng thẳng nhưng với họ (tài xế) không nên thức khuya hay giải trí quá mức. Tránh sa vào những cuộc vui chơi, nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng. Những việc đó hoàn toàn có thể gây ra cơn buồn ngủ khi lái xe, ảnh hưởng đến sinh mạng của người khác và chính mình.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đắk Lắk: va chạm với xe bồn, 1 người tử vong

Đắk Lắk: va chạm với xe bồn, 1 người tử vong

30 Apr, 10:15 PM

Kinhtedothi - Ngày 30/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe bồn chở bê tông và xe máy khiến người điều khiển xe máy tử vong.

Tai nạn giao thông giảm trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Tai nạn giao thông giảm trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4

30 Apr, 07:18 PM

Kinhtedothi - Trong ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 42 vụ tai nạn giao thông, làm 14 người tử vong, bị thương 38 người. So với ngày nghỉ đầu năm 2024: giảm 42 vụ, giảm 21 người chết, giảm 27 người bị thương.

Hà Nam: bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nam: bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

30 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) phục vụ người dân đi lại thuận tiện trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày được an toàn và thông suốt, Công an tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên cả 3 tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ