Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ngủ ngáy, ngủ há miệng có thể là biểu hiện bệnh lý ngừng thở khi ngủ

Ngọc Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngừng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea - OSA) là một bệnh lý nghiêm trọng và đang được quan tâm gần đây. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà gây ra những tác động lâu dài toàn thân liên quan đến hệ thần kinh, tim mạch, nội tiết, đột quỵ...

Bao gồm:

1. Mệt mỏi vào ban ngày. Việc thức giấc nhiều lần liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn không thể ngủ lại, từ đó dễ bị buồn ngủ, mệt mỏi và cáu kỉnh vào ban ngày.

2. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc tập trung và thấy mình ngủ gật khi làm việc, khi xem TV hoặc thậm chí khi lái xe. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ gặp tai nạn giao thông và tai nạn nơi làm việc cao hơn.

3. Bạn cũng có thể cảm thấy nóng tính, hay thay đổi tâm trạng hoặc chán nản. Trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể học kém ở trường hoặc có vấn đề về hành vi.

4. Huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim. Nồng độ oxy trong máu giảm đột ngột trong quá trình mắc OSA làm tăng huyết áp và gây căng thẳng cho hệ thống tim mạch. Mắc OSA làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp.

5. OSA cũng có thể làm tăng nguy cơ tái phát đau tim, đột quỵ và nhịp tim không đều, chẳng hạn như rung nhĩ. Nếu bạn mắc bệnh tim, nhiều đợt thiếu oxy trong máu (thiếu oxy hoặc hạ oxy máu) có thể dẫn đến tử vong đột ngột do nhịp tim không đều.

6. Bệnh tiểu đường loại 2. Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng kháng insulin và tiểu đường loại 2.

7. Hội chứng chuyển hóa. Rối loạn này, bao gồm huyết áp cao, mức cholesterol bất thường, lượng đường trong máu cao và vòng eo tăng, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

8. Biến chứng do thuốc và phẫu thuật. Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn cũng là mối lo ngại đối với một số loại thuốc và gây mê toàn thân. Những người bị ngưng thở khi ngủ có thể có nhiều khả năng gặp biến chứng sau phẫu thuật lớn vì họ dễ gặp các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là khi được gây mê và nằm ngửa. Do đó, trước khi phẫu thuật, hãy cho bác sĩ biết về chứng ngưng thở khi ngủ của bạn và cách điều trị.

9. Các vấn đề về gan. Những người bị ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng có kết quả xét nghiệm chức năng gan không đều và gan của họ có nhiều khả năng xuất hiện các dấu hiệu sẹo, được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

10. Những người bạn đời bị thiếu ngủ. Ngáy to có thể khiến bất kỳ ai ngủ gần đó không được nghỉ ngơi đầy đủ. Người kia thường phải sang phòng khác, hoặc thậm chí sang tầng khác trong nhà để có thể ngủ được. Mặc dù là bệnh lý về hô hấp nhưng vai trò của bác sĩ răng hàm mặt lại rất quan trọng trong phác đồ điều trị, tuy nhiên ở Việt Nam lại chưa nhiều người chú ý mà chủ yếu là dùng máy thở CPAP hay điều trị về tai mũi họng.

Trong khi đó thế giới có chuyên ngành chuyên sâu của răng hàm mặt để điều trị bệnh lý giấc ngủ, với tên gọi là “Dental Sleep Medicine”.

Điều trị răng hàm mặt sẽ vô cùng hiệu quả với các trường hợp hẹp đường thở do giải phẫu như hẹp xương hàm hoặc trong các trường hợp có dị dạng xương hàm do lùi xương hàm dưới nặng.

Dưới đây là một bệnh nhân nam 23 tuổi đến khám vì ngủ ngáy nặng, cao huyết áp và thường xuyên không tập trung. Bệnh nhân được đo đa ký giấc ngủ (PSG) và có kết quả là mức độ ngừng thở khi ngủ nặng với chỉ số ngừng thở AHI = 62,8 (>30) - nghĩa là bệnh nhân có 62,8 cơn ngừng thở trong 1 giờ khi ngủ. Bệnh nhân có kiểu xương loại II với lùi hàm dưới và cằm nặng, với đường thở dựng hình trên 3D rất hẹp. Bệnh nhân còn trẻ, không muốn đeo CPAP suốt đời và muốn cải thiện bệnh ngừng thở khi ngủ và cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Ngủ ngáy, ngủ há miệng có thể là biểu hiện bệnh lý ngừng thở khi ngủ - Ảnh 1

Kế hoạch phẫu thuật chỉnh hình xương 2 hàm và cằm để xoay và đẩy xương hàm dưới và cằm ra trước (rotation MMA) được thiết kế và thực hiện bởi ThS.BS Nguyễn Trường Minh (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) để đưa xương hàm dưới ra trước khoảng 12mm và cằm ra trước 19mm và đồng thời cải thiện chức năng khớp cắn và thẩm mỹ của bệnh nhân. Kết quả sau mổ bệnh nhân rất hài lòng về sự cải thiện về thẩm mỹ và chất lượng giấc ngủ. Quan trọng hơn đường thở của bệnh nhân được làm rộng rõ rệt và kết quả đo đa ký giấc ngủ của bệnh nhân sau mổ một năm đã không còn ngừng thở khi ngủ khi chỉ số AHI=3.1 (<5).

&nbsp;H&igrave;nh ảnh mặt nghi&ecirc;ng của bệnh nh&acirc;n trước v&agrave; sau phẫu thuật
 Hình ảnh mặt nghiêng của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật
Thể t&iacute;ch đường thở được mở rộng nhiều sau phẫu thuật, ảnh trước sau
Thể tích đường thở được mở rộng nhiều sau phẫu thuật, ảnh trước sau

Đây là một ví dụ cho một can thiệp với chẩn đoán đúng, kế hoạch và thực hiện đúng, kết quả có thể rất tốt và với bệnh nhân này đạt cả 3 mục tiêu: điều trị khỏi bệnh ngừng thở khi ngủ, sửa chữa khớp cắn và cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt.

Vai trò của răng hàm mặt trong bệnh lý này lại không chỉ dừng ở phẫu thuật mà còn xuất hiện phần lớn trong các điều trị ít xâm lấn hơn, đặc biệt trong nắn chỉnh răng sử dụng các khí cụ hướng dẫn sự phát triển đúng của xương hàm, điều trị này rất có ý nghĩa ở các bệnh nhân trẻ tuổi khi điều trị những bất thường về hô hấp sớm quan trọng cho sự phát triển bình thường của cơ thể.

 

TS.BS. Vũ Thủy Tiên có kinh nghiệm 12 năm công tác tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, tốt nghiệp Tiến sĩ tại trường Đại học Chulalongkorn Thái Lan, hoàn thành khóa nội trú chỉnh nha tại Đại học Yonsei Hàn Quốc, đào tạo nội trú chuyên sâu về chỉnh nha trong điều trị bệnh lý giấc ngủ (Sleep Orthodontic) tại Đại học Kyung Hee Hàn Quốc - một trung tâm lớn và nổi tiếng thế giới về điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ.

TS.BS. Vũ Thủy Tiên

Email: nhakhoaprocare@gmail.com