Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Người bộ hành tiên phong mở đường nghiên cứu nho giáo

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, đó chính là tinh thần Trần Đình Hượu trong định hướng nghiên cứu và xác định các khả năng tác động của nho giáo trong đời sống tư tưởng-chính trị-xã hội Việt Nam hiện đại”.

PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn - Phó Viện trưởng Viện Văn học đã khẳng định như vậy tại hội thảo khoa học Nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam trong thế kỷ XX, kỷ niệm 20 năm ngày mất học giả Trần Đình Hượu (11/2/1995 - 11/2/2015) do khoa Ngữ văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng nay 7/2 tại Hà Nội.  
khoa Ngữ văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đang tổ chức
Quang cảnh buổi hội thảo.
PGS, NGND Trần Đình Hượu (1926-1995) là nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử- tư tưởng - văn hóa nghệ thuật Việt Nam và phương Đông nổi tiếng, có uy vọng và ảnh hưởng sâu sắc với nhiều thế hệ sinh viên ngành Văn cũng như giới học thuật và nhiều bộ môn khoa học xã hội khác. Ngoài các công trình nghiên cứu chuyên sâu đã được xuất bản, ngay các bài giảng của ông cũng được môn đệ ghi chép cẩn thận, truyền thụ rộng rãi và mặc nhiên được coi như những trước thuật của bậc “phu tử”.

Theo PGS Nguyễn Hữu Sơn, trên lĩnh vực nghiên cứu Nho giáo, Trần Đình Hượu đã có được tầm bao quát sâu rộng, trong đó hướng tới lý giải hai vấn đề đặc biệt quan trọng: Nho giáo có là tôn giáo không và bản chất của nho giáo ở Việt Nam thời hiện đại?

Bên cạnh nguồn kiến thức văn rộng lớn và những kiến giải sâu sắc, các công trình nghiên cứu nho giáo của Trần Đình Hượu còn hấp dẫn bởi ông thường xuyên quan tâm đến tính vấn đề, tính thời sự, hiện đại của vấn đề.