Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Nhộn nhịp hoạt động xin chữ đầu năm trên đường Văn Miếu

Kinhtedothi – Ngày mùng 1, 2 Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trời Hà Nội rét buốt nhưng nhiều người dân đã đến các chùa, đền trong TP để dâng hương, cầu mong sức khỏe và những điều tốt lành trong năm mới; các sĩ tử đến phố Văn Miếu xin chữ với mong muốn thi cử đỗ đạt.
Ngay từ buổi sáng ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022, tại chùa Quán Sứ đã có khá đông người dân đến lễ. Nhà chùa dựng những tấm biển thông báo: Đề nghị quý khách, phật tử đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào chùa. Ảnh: Ngọc Tú.
Tất cả mọi người đều thực hiện 5K như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Người dân đứng trong sân chùa vái vọng vào phía trong. Ảnh: Ngọc Tú.
Khách đến lễ chùa Quán Sứ đều mua một túi muối để lấy may cho cả năm. Ảnh: Ngọc Tú.  
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám thông báo tiếp tục đóng cửa khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám để phòng chống dịch. Ảnh: Ngọc Tú.
Người dân và các sĩ tử du Xuân, tham quan ở bên ngoài khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám . Ảnh: Ngọc Tú.
Người dân đứng bên ngoài khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám khấn vọng vào trong cầu mong một năm học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt. Ảnh: Ngọc Tú.
Bên ngoài khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoạt động xin - cho chữ diễn ra nhộn nhịp trên phố Văn Miếu. Ảnh: Ngọc Tú.
Phần đông khách là các sĩ tử đến xin chữ “Đỗ đạt”, “Đăng khoa” với mong muốn có thành tích cao trong các kỳ thi năm 2022. Các ông đồ và khách đều thực hiện 5K để phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Ngọc Tú.
Từ sáng ngày mừng 1 Tết, đã có nhiều người dân đến lễ tại đền Quán Thánh. Để phòng chống dịch, đền Quán Thánh đóng cổng nên mọi người chỉ vái vọng từ xa. Ảnh: Báo Lao động.
Người dân nhét tiền vào khe cửa theo thói quen đặt tiền giọt dầu khi đi lễ. Ảnh: Báo Lao động.
Đền Ngọc Sơn vẫn đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19 nên người dân chỉ có thể đứng bên ngoài tham quan và vái vọng vào trong. Ảnh: Báo Dân trí.
Du khách lễ ở Tháp Bút linh thiêng, phía bên ngoài đền Ngọc Sơn. Ảnh: Báo Dân trí.

 

Điểm du Xuân "siêu hot" tại Hà Nội trong Tết Nhâm Dần 2022

Điểm du Xuân "siêu hot" tại Hà Nội trong Tết Nhâm Dần 2022

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

01 Apr, 09:29 PM

Kinhtedothi – Tối 1/4, huyện Quốc Oai tổ chức lễ khai hội chùa Thầy- di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia và khai mạc “Tuần văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025”.

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

01 Apr, 02:15 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/4, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia phù điêu Kala Núi Bà. Đây là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024.

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

01 Apr, 11:06 AM

Kinhtedothi – Năm 2014, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trở thành niềm tự hào của Nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nói riêng, Nhân dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, dưới tác động của xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa, các bài hát dân ca ví, giặm truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ