Hà Nội:

Người dân tất bật thu hoạch vườn cúc họa mi còn sót lại sau bão Yagi

Duy Minh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Năm nay, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), những hộ trồng cúc họa mi ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề. Tại làng hoa Nhật Tân (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) còn sót lại diện tích ít ỏi hoa cúc họa mi - loài hoa báo hiệu mùa đông đang về.

 Mùa cúc họa mi năm nay ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do siêu bão số 3. Phần lớn diện tích hoa bị ngập úng và hỏng, tuy nhiên số lượng ít ỏi hoa cúc họa mi còn lại tại (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn đủ mang đến chút kinh tế và niềm vui cho người dân trồng hoa nơi đây.
 Mùa cúc họa mi năm nay ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do siêu bão số 3. Phần lớn diện tích hoa bị ngập úng và hỏng, tuy nhiên số lượng ít ỏi hoa cúc họa mi còn lại tại (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn đủ mang đến chút kinh tế và niềm vui cho người dân trồng hoa nơi đây.
Theo ghi nhận của phóng viên tại vườn hoa của gia đình nhà chị Hải (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) là một trong số hộ gia đình duy nhất còn giữ được những cây cúc họa mi trong đợt bão số 3 vừa qua.
Theo ghi nhận của phóng viên tại vườn hoa của gia đình nhà chị Hải (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) là một trong số hộ gia đình duy nhất còn giữ được những cây cúc họa mi trong đợt bão số 3 vừa qua.
Tất bật thu hoạch hoa, chị Hải chia sẻ cách giữ được vườn hoa cúc hoạ mi: "Đợt lũ vừa qua, do nhà tôi đổ đất nền cao do đó nước sông không tràn vào, nên vẫn giữ được và xử lý trái mùa bằng cách úp nilon. Biện pháp này tôi học đường từ các anh chị em cùng làm vườn có nhiều kinh nghiệm nên gia đình giữ được vụ hoa này".
Tất bật thu hoạch hoa, chị Hải chia sẻ cách giữ được vườn hoa cúc hoạ mi: "Đợt lũ vừa qua, do nhà tôi đổ đất nền cao do đó nước sông không tràn vào, nên vẫn giữ được và xử lý trái mùa bằng cách úp nilon. Biện pháp này tôi học đường từ các anh chị em cùng làm vườn có nhiều kinh nghiệm nên gia đình giữ được vụ hoa này".
Để được kịp vụ hoa 20/11, chị được người dân lâu năm chỉ cách úp túi nilon cho hoa. Chị Hải tiết lộ: "Buổi chiều chị và ông xã đậy túi nilon cho vườn họa mi, khi đến tối lại vén lên để cho cây vào bụ sớm".
Để được kịp vụ hoa 20/11, chị được người dân lâu năm chỉ cách úp túi nilon cho hoa. Chị Hải tiết lộ: "Buổi chiều chị và ông xã đậy túi nilon cho vườn họa mi, khi đến tối lại vén lên để cho cây vào bụ sớm".
"Công việc khá vất vả, thời tiết lại hay mưa thất thường nên việc úp nilon rất mất thời gian (khoảng 1 tháng đến 1,5 tháng). Cứ chiều từ 15 giờ là chúng tôi phủ túi nilon và đến 21 - 22 giờ là tôi lại bỏ ra. Hầu hết các vườn cúc họa mi ở làng Nhật Tân, Phú Thượng đều bị hỏng sau cơn bão số 3 do vậy hoa khan hiếm. Vì thế, năm nay, giá cũng ổn định hơn, với mức giá như bây giờ là niềm vui cho bà con trồng hoa" - chị Hải cho biết thêm.
"Công việc khá vất vả, thời tiết lại hay mưa thất thường nên việc úp nilon rất mất thời gian (khoảng 1 tháng đến 1,5 tháng). Cứ chiều từ 15 giờ là chúng tôi phủ túi nilon và đến 21 - 22 giờ là tôi lại bỏ ra. Hầu hết các vườn cúc họa mi ở làng Nhật Tân, Phú Thượng đều bị hỏng sau cơn bão số 3 do vậy hoa khan hiếm. Vì thế, năm nay, giá cũng ổn định hơn, với mức giá như bây giờ là niềm vui cho bà con trồng hoa" - chị Hải cho biết thêm.
Mặc dù bị mất mùa, nhưng lại được giá nên bà con cũng thu hoạch được khá tốt. Giá cúc họa mi dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/bó bán buôn tại vườn.
Mặc dù bị mất mùa, nhưng lại được giá nên bà con cũng thu hoạch được khá tốt. Giá cúc họa mi dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/bó bán buôn tại vườn.
Người dân tất bật thu hoạch vườn cúc họa mi còn sót lại sau bão Yagi - Ảnh 1
Người dân tất bật thu hoạch vườn cúc họa mi còn sót lại sau bão Yagi - Ảnh 2
 
Người dân trồng cúc họa mi tất bật thu hoạch hoa.
Người dân trồng cúc họa mi tất bật thu hoạch hoa.
Người dân tất bật thu hoạch vườn cúc họa mi còn sót lại sau bão Yagi - Ảnh 3
Người dân tất bật thu hoạch vườn cúc họa mi còn sót lại sau bão Yagi - Ảnh 4
 
Hầu hết các vườn họa mi đã có người đặt sẵn và bán hết. 
Hầu hết các vườn họa mi đã có người đặt sẵn và bán hết. 
Hiện tại, người dân tại các làng hoa trên địa bàn quận Tây Hồ đang dần khắc phục, hồi sinh lại vườn cây để gìn giữ thương hiệu của làng nghề truyền thống.
Hiện tại, người dân tại các làng hoa trên địa bàn quận Tây Hồ đang dần khắc phục, hồi sinh lại vườn cây để gìn giữ thương hiệu của làng nghề truyền thống.
 Đa số là khách đến tận vườn để mua hoa, khách buôn sau đó họ lấy rồi phân phối cho các quầy, các tỉnh thành trên cả nước.
 Đa số là khách đến tận vườn để mua hoa, khách buôn sau đó họ lấy rồi phân phối cho các quầy, các tỉnh thành trên cả nước.