Đây cũng là nhu cầu chính đáng cho các đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống xã hội.
Nhu cầu tiếp cận thông tin
Theo nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật TP Hà Nội, người khuyết tật hiện gặp rất nhiều khó khăn trong việc TCTT và thực hiện quyền thông tin. Việt Nam hiện có trên 7 triệu người khuyết tật và đây là đối tượng cần rất nhiều sự giúp đỡ, đặc biệt trong việc tạo điều kiện để họ TCTT. TCTT với người khuyết tật là một quyền hết sức quan trọng, không chỉ mở cánh cửa giúp họ hòa nhập với xã hội, mà còn giúp họ có cơ hội phát triển, khẳng định bản thân. Tới đây, khi Luật TCTT có hiệu lực (1/7/2017), Nhà nước cần ưu tiên triển khai với các đối tượng yếu thế đảm bảo quyền thông tin và kéo gần khoảng cách phát triển của nhóm đối tượng này với các nhóm đối tượng khác.Hội Người mù TP Hà Nội tập huấn công tác báo chí cho các hội viên. Ảnh: Thái San |
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, anh Nguyễn Tiến Thành (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Người mù quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, là đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi nên những khuyết tật, khiếm thị luôn mong muốn được TCTT trong đời sống xã hội. Tại Hội Người mù TP Hà Nội và Hội Người mù quận Thanh Xuân, đầu tháng đều có buổi hội thảo, tọa đàm, đào tạo tập huấn dành cho các hội viên qua Câu lạc bộ Tri thức đời sống. “Hội mời các diễn giả, báo cáo viên trao đổi về các vấn đề trong đời sống, hôn nhân gia đình, pháp luật về đất đai, dân sự, các thông tư, nghị định, những vấn đề liên quan đến người khuyết tật, khiếm thị… với sự hỗ trợ của Sở Tư pháp Hà Nội, các tổ chức xã hội. Ngoài ra, Hội mở các lớp đào tạo CNTT, phần mềm dành cho người khiếm thị - đây là kênh TCTT cho các hội viên” – anh Thành chia sẻ.
Bảo đảm điều kiện cho người khuyết tậtTrên cơ sở bảo đảm điều kiện cho người khuyết tật TCTT, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật TCTT do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo đã dự kiến một số biện pháp. Trong đó, Dự thảo quy định cụ thể, chi tiết quyền TCTT cho người khuyết tật cũng như cơ chế bảo đảm thực hiện.Theo đó, người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin phải xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng CNTT và truyền thông theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải cung cấp thông tin cho người yêu cầu phù hợp với hình thức mà họ đề nghị; bố trí thiết bị nghe - xem và thiết bị phụ trợ phù hợp với khả năng, điều kiện TCTT của cơ quan. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin gặp khó khăn trong việc viết phiếu yêu cầu thì có thể yêu cầu bằng miệng. Cán bộ cung cấp thông tin tiếp nhận yêu cầu và giúp người yêu cầu điền thông tin vào phiếu yêu cầu. Trường hợp người yêu cầu gặp khó khăn trong việc mô tả tên văn bản, số hiệu hoặc các đặc điểm khác về thông tin yêu cầu thì các cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp đỡ, hướng dẫn người yêu cầu cung cấp thông tin.Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Lê Thu Anh phân tích, theo Luật Người khuyết tật có tới 6 dạng tật, nếu để tạo điều kiện hỗ trợ người khuyết tật TCTT sẽ phải xây dựng 6 loại cơ sở dữ liệu thông tin. Trong khi đó, Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Tư pháp) Lê Văn Duyên nêu ví dụ, người khuyết tật khiếm thị hay người dân tộc thiểu số không biết tiếng Kinh... thì TCTT như thế nào nên rất cần quy định biện pháp đặc thù cho họ trong Nghị định này.