Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người làm “mềm tiếng” chợ Đồng Xuân

Kinhtedothi - "Yêu nhau con rể, bố vợ - Hiền lành gái chợ Đồng Xuân" câu vần vè nói ngược ấy chả biết có từ thời nào nhưng rõ ràng ấn tượng xấu về các "Bà bán hàng chợ Đồng Xuân" đã in hằn trong tâm trí nhiều người…
 Tuy nhiên, cuộc vận động "Xây dựng phong cách ứng xử chợ Đồng Xuân" của Hội Phụ nữ chợ do bà Vũ Thị Phi làm Chủ tịch đã dần thay đổi tất cả.

Khách hàng là ân nhân

  Chợ Đồng Xuân có một điều đặc biệt, là hầu như chỉ bán buôn (bán sỉ). Trước đây, những khách hàng không biết điều này khi vào chợ xem hàng, hỏi giá rồi chỉ mua một món hàng sẽ nhận được thái độ không vừa lòng của chủ hàng (nói theo ngôn ngữ ở đây là sẽ bị các chị chủ hàng cho ăn đủ "của nếp, của tẻ"). Nhưng giờ đây, các chủ hàng trong chợ đã thay đổi hẳn phong cách không đẹp đó. Anh Trương Văn Bình, quê ở TP Tân An (tỉnh Long An) ngạc nhiên khi trở lại nơi đây: "Mươi năm trước, tôi đóng quân ở Vĩnh Yên nên có lần về Hà Nội thăm chợ Đồng Xuân, hỏi tấm áo làm quà cho má. Giá mắc quá, tui không mua liền bị bà bán hàng chửi quá trời lại còn bị đốt vía (trong tui kêu là đốt bông lông). Giờ đưa vợ ra chơi, phải dặn bả chỉ được ngắm, hổng được sờ vô hàng, ai dè, bây giờ các chị bán hàng niềm nở, dễ thương quá lại còn mời dùng thử hàng nữa…”.
Bây giờ đến chợ Đồng Xuân khách hàng được tiếp đón chu đáo,niềm nở.
Bây giờ đến chợ Đồng Xuân khách hàng được tiếp đón chu đáo,niềm nở.
Ngay đầu chợ, ở dãy hàng bán mứt kẹo, mỗi cửa hàng giờ có một bàn nước nhỏ bày đầy những chiếc đĩa xinh xinh, khách hỏi mua hàng còn được mời dùng thử ngay sản phẩm bánh mứt kẹo, kèm thêm chén
Ngoài công tác xây dựng văn hóa bán hàng thanh lịch, các chị em phụ nữ chợ Đồng Xuân còn rất chú trọng các công tác từ thiện, mỗi năm các chị em đóng góp trên 300.000.000 đồng cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện. Riêng bà Vũ Thị Phi đã nhận phụng dưỡng 3 mẹ liệt sĩ nhiều năm nay.
nước chè bốc khói thơm phức. Giành lại được mối thiện cảm với du khách như bây giờ, cuộc vận động "Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch" của Hội phụ nữ chợ Đồng Xuân đã phải triển khai đồng bộ rộng khắp với rất nhiều các hoạt động thiết thực trong suốt thời gian nhiều năm vừa qua. Bà Vũ Thị Phi - Chủ tịch Hội phụ nữ chợ Đồng Xuân cho biết: "Cuộc vận động để thay đổi thái độ ứng xử văn hóa trong bán hàng tại chợ Đồng Xuân là một công việc khổng lồ, vì ở đây có tới gần 2.500 quầy hàng, tương ứng với gần 2.000 chị em phụ nữ bán hàng".

Khi vận động thực hiện đề án "Văn hóa ứng xử người phụ nữ Thủ đô", việc đốt vía, vàng mã trong chợ được Hội phụ nữ tư vấn với Ban Quản lý chợ Đồng Xuân đưa vào lệnh cấm triệt để. “Việc đốt vía không chỉ là thói quen tiêu cực mà còn tiềm ẩn khả năng hỏa hoạn rất cao. Các cuộc hội thảo, tọa đàm, cuộc thi được tổ chức diễn ra để các bà, các chị chủ hàng trao đổi kinh nghiệm, qua đó thay đổi nhận thức một cách trực giác nhất” - bà Phi chia sẻ.

Trong một cuộc tọa đàm, chị Lê Thị Lan, chủ sạp hàng số 70 B3 ngành quần áo đã phát biểu mà như tâm sự với chị em bạn hàng: "Một lời cảm ơn, một câu xin lỗi sẽ khiến khách hàng hài lòng, rồi dù có mua hàng hay không họ sẽ vẫn nhớ mãi bà chủ hàng thân thiện dễ mến để khi có nhu cầu chắc chắn họ sẽ tìm lại. Vì thế mới có điều tưởng khó lý giải là cùng một ngành hàng, cùng chất lượng lại nằm sát nhau nhưng có nơi tấp nập mua bán, có bên lại bị ế ẩm. Không phải do hướng, không phải do người "mở hàng" nặng vía hay những điều mê tín khác mà do chính thái độ của chúng ta, thái độ của người bán hàng với những người đang nuôi sống mình là khách hàng".

“Ôm” công việc khổng lồ

Khi chúng tôi đến chợ Đồng Xuân, bà Vũ Thị Phi cùng các chị em trong Ban Chấp hành Hội Phụ nữ chợ đang làm cả... một núi công việc: Chuẩn bị các suất quà phần thưởng khen tặng các học sinh có thành tích cao là con cháu các hội viên. Công việc tất nhiên là khổng lồ, bởi với 1.978 hội viên phụ nữ tại đây, tương đương với xấp xỉ 4.000 suất quà. Việc tưởng đơn giản này đã khó khăn đến vậy, mới biết những công tác vận động đến từng chị em thay đổi thói quen "đanh đá" khó khăn đến nhường nào. Gần 10 năm nay, ở cương vị Chủ tịch Hội Phụ nữ, bà Phi nhiều lần trắng đêm đi gõ cửa các gia đình để vận động, thuyết phục chị em tích cực tham gia vào các công tác chung, xây dựng văn hóa chợ văn minh, thanh lịch.
Bà Vũ Thị Phi - Chủ tịch Hội phụ nữ chợ Đồng Xuân.         Ảnh: Nam Hải
Bà Vũ Thị Phi - Chủ tịch Hội phụ nữ chợ Đồng Xuân. Ảnh: Nam Hải
Có một điều đáng kính phục, là lo cho công việc đoàn thể của một tập thể khổng lồ gần 2.000 hội viên ấy, tại chợ Đồng Xuân không có được một cán bộ Hội phụ nữ chuyên trách nào, tất cả các chị em trong Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ chợ Đồng Xuân (17 người) đều làm công tác đoàn thể phụ nữ theo dạng "tình nguyện" không có phụ cấp, kể cả Chủ tịch Hội phụ nữ chợ. 10 năm nhận vị trí "vác tù và hàng… chợ", bà Phi phải tự rút ra và tổng hợp cho mình những phương pháp tuyên truyền thu hút hội viên, đó là những kinh nghiệm không được ghi trong bất cứ tài liệu nào. Bà cho biết: "Bán hàng là cạnh tranh, vì thế để xây dựng được tình đoàn kết giữa các chị em như hiện nay trải qua bao vất vả". Có một điều mà bà Phi nói đã in sâu trong nếp nghĩ của các chị em ngôi chợ này "Con cái những người bán hàng chợ Đồng Xuân rất dễ sa vào chơi bời, hư hỏng vì điều kiện kinh tế tốt và môi trường chợ lại rất phức tạp. Hơn nữa chị em bán hàng cả ngày ngoài chợ, ít có thời gian để mắt đến con. Vì thế, các bà mẹ phải đoàn kết với nhau. Đoàn kết, thương yêu, tương trợ nhau thì mỗi đứa trẻ coi như là có gần 2.000 bà mẹ để mắt đến chúng, nhắc nhở chúng khi làm điều chưa phải".

 Để làm "thủ lĩnh" được gần 2.000 chị em bán hàng chợ Đồng Xuân khó khăn vô cùng. Tại các tổ chức Hội phụ nữ khác, chị em vào Hội nhiều khi vì mong muốn được vay vốn lãi suất thấp thông qua tổ chức Hội nhưng ở chợ Đồng Xuân thì "tiền nong không quan trọng". Vì thế phải dùng phương châm sắt đá "nhất uy, nhì nhịn" mới có thể chiếm được thiện cảm và lòng tin phục của các chị em. Hồi mới nhận trọng trách, lúc đi vận động, cũng có nhiều người chưa đả  thông, có ý kiến phản đối, mà dân chợ thì hay chuyện bé xé ra to. Vì thế, bà Phi nhiều lần tủi thân đến phát khóc vì họ hàng, anh em sau buổi chợ hay bảo: "Sao bà để mấy đứa "nhãi ranh" nó nói xơi xơi vào mặt như thế mà chẳng nói gì?". Người bán hàng chợ Đồng Xuân có quan điểm: "Nhát chém bờ đê không bằng câu chê giữa chợ", vượt qua được đầy định kiến ấy không phải là dễ dàng. Nhưng bà Phi kìm nén được hết, kìm nén để giữ hòa khí và kìm nén, nhẫn nhịn cũng để chị em ở chợ biết rằng cái "câu chê giữa chợ" ấy nó cũng chẳng có gì là ghê gớm lắm.

 Tại Đại hội MTTQ Việt Nam khóa VIII vừa qua, bà Vũ Thị Phi - Chủ tịch Hội phụ nữ chợ Đồng Xuân đã vinh dự được cử vào Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam. Bà Phi cho biết: "Vai trò của tầng lớp tiểu thương nói chung và các chị em tiểu thương nói riêng ngày càng được xã hội đánh giá cao. Khi được xã hội đánh giá cao thì chị em tiểu thương lại càng cần phải xây dựng cho mình một hình ảnh thanh lịch, tốt đẹp trong lòng mọi người".

Ở Đồng Xuân, có một “dàn nhạc” 2.000 con người đang chơi những âm thanh gay gắt, chát chúa nay đã chuyển về với tông nhạc mềm mại, đằm thắm. Và những đóng góp để cho Hà thành thêm một thanh âm trong trẻo của người “Nhạc trưởng” ấy - bà Vũ Thị Phi đáng được ghi nhận. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội khen thưởng 100 cá nhân đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025

Hà Nội khen thưởng 100 cá nhân đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025

16 May, 04:04 PM

Kinhtedothi - Đây là những cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, trực tiếp lao động, sản xuất tại các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, thương mại, môi trường đô thị, thực phẩm, điện - điện tử, cơ khí, cao su, dược phẩm, khách sạn, dịch vụ...

Món quà yêu thương vượt sóng tới Trường Sa

Món quà yêu thương vượt sóng tới Trường Sa

14 May, 08:16 PM

Kinhtedothi - Vào đầu tháng 5/2025, Đoàn công tác số 17 với gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, Học viện Hàng không, cùng các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp, các cơ quan báo chí truyền thông… đã đến thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ đang công tác quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1.

Nhân văn từ góc nhìn hướng tới người dân vùng bão lũ

Nhân văn từ góc nhìn hướng tới người dân vùng bão lũ

04 May, 05:48 AM

Kinhtedothi - Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” ngày càng lan tỏa, mang ý nghĩa sâu sắc khi hướng đến từng số phận, những khó khăn, thách thức của người yếu thế, nữ công nhân lao động…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ