Người lao động làm việc nhiều nơi thì đóng bảo biểm xã hội thế nào?
Câu hỏi:
Xin hỏi khi người lao động làm việc hai nơi thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thế nào? Chị Nguyễn Thị Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội).
Bảo hiểm xã hội Hà Nội trả lời:
Trường hợp người lao động có từ 2 hợp đồng lao động trở lên với các đơn vị khác nhau thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Người lao động đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất và đóng bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.

Người lao động xem thông tin cụ thể quy định về giao kết hợp nhiều hợp đồng tại Điều 19 Bộ luật Lao động năm 2019, như sau: người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Khi người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Còn tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế nêu rõ: trường hợp người lao động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Điều 43 Luật Việc làm quy định, người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tại Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động nêu rõ: người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn vẫn được hưởng lương hưu
Kinhtedothi – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 điều chỉnh giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn được hưởng lương hưu và bảo hiểm y tế khi về già.

Từ 1/7/2025, đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm được hưởng lương hưu
Kinhtedothi – Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ là 56 tuổi 8 tháng. Từ 1/7/2025, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.

Đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội
Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH cho biết ghi nhận đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) vào trong quá trình xây dựng Nghị định để trình Chính phủ trong năm 2025.