Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người quê ở phố

Kinhtedothi - Nghìn năm qua, văn hóa Việt xây dựng trên nền tảng từ văn hóa nông thôn, nhưng bê nguyên văn hóa nông thôn về Hà Nội là một câu chuyện khác. Nếu không nhìn gốc rễ vấn đề, thì cả chục năm hay hơn thế, những người nông dân sống ở Hà Nội cũng không tiếp nhận được văn hóa thị dân của người Kẻ Chợ.
 Người Hà Nội chọn mua hoa sen trên phố Thụy Khuê. Ảnh: Lê Bích
Lần đầu hình ảnh những cốc bia, chén rượu cùng mồi nhậu được bày tràn ở các khu chung cư cao tầng xuất hiện trên mạng được mệnh danh là "tiệc hành lang chung cư", đã trở thành một chủ đề râm ran. Dư luận chia phe rõ ràng, nhiều người vỗ tay tán thưởng với những lý do nghe chừng cũng rất hợp. Phe ủng hộ cho rằng những cuộc ăn uống, liên hoan như vậy làm tăng sự chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau giữa các hộ dân sống trong cùng chung cư. Ý kiến ngược lại, thì một mực khẳng định việc ăn nhậu ở nơi công cộng như thế là kém văn minh. Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng những việc như thế đang làm "nông thôn hóa" Hà Nội.
"Tiệc hành lang chung cư" là một nếp sống mới xuất hiện. Chủ nhân của nếp sinh hoạt phần lớn là người địa phương khác về Hà Nội sinh sống chưa lâu. Câu chuyện này phản ánh sự đan xen cũ - mới trong văn hóa người Hà Nội. Tính cộng đồng của "người phố" yếu hơn vùng nông thôn. Điều đó không phải bàn cãi. "Người phố" ban ngày thường đi làm, tối về với gia đình, ít dành thời gian cho hàng xóm. Nếu có thêm sinh hoạt gắn kết cộng đồng, nhược điểm này chẳng phải được bổ khuyết sao? Nhưng nếu nhìn sâu hơn vào bản chất vấn đề. Ta sẽ thấy những câu chuyện khác. Đó là sự khác biệt về văn hóa.

Đã rất lâu, hình như người ta quên mất khái niệm thị dân. Câu hỏi thị dân là ai không dễ trả lời, bởi không phải cứ sống lâu ở đô thị là trở thành thị dân Hà Nội. Thị dân là những cư dân có lối sống, văn hóa phù hợp với hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian cũng như quan hệ xã hội ở những đô thị. Đô thị có mật độ dân cư đông, thành phần đa dạng. Trong môi trường đó, người ta buộc phải lập ra những qui định cụ thể về hành vi đúng - sai trong ứng xử, nhất là ở nơi công cộng.

Ở nông thôn, không gian làng đã tạo nên lối sống coi trọng tình cảm họ hàng, làng xóm, cộng đồng. Ở quê, chuyện ăn uống, cỗ bàn nhân dịp giỗ, Tết, chúc thọ, hội đồng niên… được coi trọng. Ở nông thôn, người ta có thể ném rác ra vườn rộng, ao làng, mà không ảnh hưởng nhiều đến người chung quanh. Ở TP, ném rác ra đường bị coi là thiếu văn hóa, thậm chí bị phạt. Nhiều nếp sinh hoạt, tập quán của những người nông dân sẽ rất đẹp, nếu được đặt ở làng quê; nhưng sẽ không phù hợp, nếu đặt chúng vào không gian đô thị. Tiệc hành lang chung cư là một điển hình.

Hà Nội vốn là mảnh đất tụ cư. Nghìn năm qua, Hà Nội vẫn là nơi người muôn phương đổ về làm quan, buôn bán, học hành... Văn hóa ứng xử của Hà Nội từ xa xưa đã được gắn với cụm từ văn minh thanh lịch. Thị dân theo nghĩa hiện đại ở Hà Nội hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XX trên nền tảng này. Đó là một lớp người sống ở Hà Nội, với các cách ứng xử, cho đến lời ăn tiếng nói, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật... tương ứng với những điều kiện của TP.

Người ta vẫn nói “nhập gia tùy tục”. Trước kia, khi đến Hà Nội, người dân thôn quê phải nghe ngóng cách ứng xử của người Hà Nội làm sao để lựa cách xử sự hợp lý. Song sự bùng nổ dân số cơ học khi người dân các tỉnh đổ về khiến chu trình này không còn được nối tiếp trong mấy chục năm gần đây. Cùng với đó là quá trình lập quận, lập phường chỉ căn cứ vào cải tạo hệ thống hạ tầng đã dẫn đến sự chín ép trong văn hóa đô thị. Khi thành phần thị dân, vốn là chủ thể, chiếm tỷ lệ lớn dân cư ở Hà Nội chuyển thành một tỷ lệ nhỏ, vai trò "chủ" và "khách" bị hoán đổi thì việc nhập gia không tùy tục hiển nhiên diễn ra. Văn hóa ứng xử Hà Nội bị làng xã hóa là chuyện khó tránh khỏi.

Quá trình đô thị hóa Hà Nội cũng như Việt Nam được ví với hình ảnh một người bước lên đô thị trong khi đôi chân vẫn còn lấm bùn. Chúng ta vẫn như đang trong mớ bùng nhùng chưa có hướng giải quyết. Những cuộc vận động, những bộ Quy tắc ứng xử mới giải quyết được phần ngọn. Cái gốc là khi về TP, phải cho người dân nhận thức được đâu là văn hóa đô thị, đâu là văn hóa nông thôn thì hình như chưa ai làm. Cùng với đó, những chế tài để duy trì văn hóa đô thị lại vô cùng lỏng lẻo. Văn hóa tiểu nông đi kèm sự tùy tiện. Điều này giải thích tại sao chỗ nào ở Hà Nội người ta cũng tùy tiện vứt rác, tùy tiện lấn chiếm vỉa hè, tùy tiện vượt đèn đỏ...

Phần lớn người có hộ khẩu Hà Nội có nguồn gốc từ nông dân. Không thoát thai từ nông dân vài năm, thì cũng mới một vài thế hệ. Nếu không có giải pháp căn cốt, thì không phải chục năm, mà hơn thế nữa, chúng ta cũng không tạo dựng được thị dân Hà Nội. Không có thị dân, thì không có văn minh đô thị. TP vẫn chủ yếu là những nông dân sống lâu năm ở đô thị.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

01 Jun, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trở thành sứ mệnh quan trọng, đòi hỏi những chính sách, hành động cụ thể. Luật Thủ đô 2024 được thông qua như một nền tảng pháp lý vững chắc, giúp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô.

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

01 May, 04:57 AM

Kinhtedothi - Sau gần 5 tháng khai trương và đưa vào hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội mang đến những thành quả tích cực trong việc triển khai các ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo. Phóng viên Kinh tế & Đô thị có cuộc trao đổi với Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà về thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, thu hút, kết nối các nguồn lực sáng tạo.

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

24 Mar, 06:55 PM

Kinhtedothi - Chiều 24/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo TP Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Đôi chuyện Tết xưa

Đôi chuyện Tết xưa

31 Jan, 05:43 AM

Kinhtedothi - Ít năm nay, khi so sánh Tết xưa, Tết nay, người ta hay nói đến những thay đổi trong cái ăn, cái mặc. Thường là nhớ lại những khó khăn, thiếu thốn, những cái Tết thời bao cấp để mà thêm trân trọng những gì có được hôm nay.

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

30 Jan, 12:26 AM

Kinhtedothi - Chuyện ăn Tết tuy không còn rình rang như những năm cũ, nhưng vẫn vui vì sự giản tiện, bình yên trên quê nhà. Người dân Phú Mãn, Hà Nội, chấp hành đúng các quy định của pháp luật, ăn Tết không tiếng pháo, không uống rượu bia khi tham gia giao thông

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ