Người Việt chuộng hàng nội địa khi mua sắm trực tuyến

Hà Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thống kê của nhiều nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) lớn ở những lễ hội mua sắm trực tuyến cuối năm 2021, người Việt rất chuộng các nhãn hàng nhãn hàng nội địa. Theo Shopee, cứ 10 người dùng thì có 9 người chọn mua sắm từ các nhà bán hàng địa phương.

So với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam đang có sự ưu tiên lớn hơn đối với các sản phẩm nội địa. Thông tin tổng kết chương trình 12.12 Siêu Sale Sinh Nhật - chương trình mua sắm tưng bừng nhất khu vực vào dịp lễ hội cuối năm từ nền tảng TMĐT Shopee cho thấy, các nhãn hàng nội địa được yêu thích, trong đó cứ mỗi 10 người dùng thì 9 người chọn mua sắm từ các nhà bán hàng địa phương. 
 Tại lễ hội mua sắm mới đây của Shopee cho thấy, các nhãn hàng nội địa đang được yêu thích
Ngoài ra, người dùng còn có cơ hội bình chọn cho doanh nghiệp địa phương mà họ yêu thích tại các chương trình thuộc lễ hội mua sắm trực tuyến này. Nhiều thương hiệu Việt của các nhà bán hàng địa phương đã được vinh danh. Trong đó, Top 4 câu chuyện có lượt bình chọn nhiều nhất: Lengdeng.collect (Thời trang), Cocoon Vietnam (Sức khỏe & Sắc đẹp), Chàng Sứ (Đời sống) và Medifood.io (Bách hóa). Top 3 nhà bán hàng được ủng hộ nhiều nhất: Coolmate (Thời trang - Nhà bán hàng được nhiều người mua nhất), Mật ong HoneyLand (Bách hóa - Nhà bán hàng có lượt xem livestream nhiều nhất), và Heyday Cacao (Bách hóa - Nhà bán hàng có nhiều lượt xem Shopee Feed nhất).
Các nhà bán hàng cũng đã chia sẻ hành trình nỗ lực tiếp cận và phát triển kinh doanh trên nền tảng công nghệ thông qua Shopee Live vào ngày 12/12. Ngoài tổng giải thưởng trị giá 120 triệu đồng dành cho 7 nhà bán hàng được vinh danh, chương trình “Cùng Shopee tôn vinh sản phẩm Việt” cũng mang đến hàng loạt bộ sưu tập sản phẩm Việt đặc biệt, nhằm giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với các khía cạnh văn hóa đa dạng của Việt Nam và sở hữu những mặt hàng mang đậm tinh thần địa phương cùng mức giá ưu đãi.
Người dùng Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hào hứng với các ưu đãi khi mua sắm trực tuyến, trong đó nhóm hàng nhà wcar và đời sống, sức khỏe, sắc đẹp, điện thoại, phụ kiện là các danh mục được tìm mua nhiều nhất. Shopee Mart tiếp tục là điểm dừng chân yêu thích để mua sắm các mặt hàng tạp hoá và nhu yếu phẩm. Các sản phẩm được yêu thích lần lượt là: Dầu ăn, các loại thức uống, và sữa tắm.
Theo nghiên cứu công bố hồi tháng 7/2021 của Nielsen, so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam đang có sự ưu tiên lớn hơn đối với các sản phẩm nội địa. Cụ thể, so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% người tiêu dùng cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%). Người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt Nam vì biết rõ nguồn gốc và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hướng phù hợp với tình hình mới, các cơ quan chức năng đã có những hợp tác để nâng cao năng lực TMĐT xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt.
Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: “Trong năm 2021, Cục Xúc tiến thương mại và Alibaba.com đã triển khai hơn 20 hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực TMĐT xuyên biên giới cho hơn 2.000 doanh nghiệp Việt Nam. Đây là hoạt động nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy và triển khai hiệu quả kế hoạch của Cục Xúc tiến thương mại trong việc xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, tăng tốc độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới, và đón đầu xu thế của thương mại quốc tế.
Chuyển đổi số nói chung và TMĐT nói riêng không còn là lựa chọn cho doanh nghiệp nữa, mà đây là những lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức rõ, và lên kế hoạch triển khai nghiêm túc để tăng cường năng lực cạnh tranh, khi các mô thức thương mại quốc tế đã và đang thay đổi theo hướng số hoá. Cục Xúc tiến thương mại đánh giá cao những giải pháp xúc tiến xuất khẩu, và ứng dụng công nghệ thông tin mà các đối tác công nghệ của Cục xúc tiến thương mại đã và đang đồng hành