Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguồn gốc và ý nghĩa nghi thức "Bông hồng cài áo" trong lễ Vu Lan

Kinhtedothi - Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, các ngôi chùa ở Việt Nam thường tổ chức nghi thức "Bông hồng cài áo" cho phật tử. Tuy nhiên, ý nghĩa của bông hồng cài áo trong ngày lễ đặc biệt này không phải ai cũng biết.
Những người con mất cha hoặc mất mẹ sẽ cài lên ngực áo một bông hồng màu hồng nhạt trong lễ Vu Lan. Ảnh: Internet

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những đại lễ báo hiếu quan trọng, được tổ chức vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo, là ngày tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu cha mẹ và tổ tiên. Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, Lễ Vu Lan đã lan rộng ra, không chỉ là ngày lễ của các phật tử mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.

Trong lễ Vu Lan của người Việt Nam có nghi thức "Bông hồng cài áo". Trong nghi thức đó, các phật tử với các giỏ hoa hồng (màu đỏ, màu hồng nhạt, màu trắng và màu vàng) sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ.

Nguồn gốc của nghi lễ "Bông hồng cài áo" trong lễ Vu Lan

Thầy Minh Thiền, trụ trì chùa Đức Hòa (TP Dĩ An, Bình Dương) cho biết, câu chuyện bông hồng cài áo được khởi nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Theo đó, năm 1962, thiền sư được mời tham dự lễ tạ ơn - tôn vinh công ơn khó nhọc của người mẹ tại Nhật Bản. Khi ấy, sau khi người của ban tổ chức hỏi thăm người đồng hành với thiền sư đã cài bông hoa cẩm chướng màu trắng lên ngực áo Ngài.

Về sau, thiền sư biết được đó là "ngày của mẹ" theo tục phương Tây. Nếu còn mẹ thì được cài bông hoa màu hồng, nếu mất mẹ thì cài bông hoa màu trắng.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh thấy việc cài hoa trên ngực áo để tưởng nhớ mẹ mang ý nghĩa rất hay nên đã áp dụng nghi thức bông hồng cài áo vào ngày lễ Vu Lan. Sau đó, nhiều chùa ở Việt Nam tổ chức nghi thức này cho phật tử trong ngày Vu Lan báo hiếu. Đến nay, nghi thức đã trở thành truyền thống tốt đẹp của phật tử Việt Nam.

Ý nghĩa từng màu sắc của bông hồng

Tại buổi đại lễ Vu Lan báo hiếu tổ chức tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa đã giải thích ý nghĩa của nghi thức bông hồng cài trên ngực áo.

Theo Đại đức Thích Trí Thịnh, nói đến bông hoa hồng không chỉ là biểu tượng của tình yêu theo nghĩa thông thường, mà còn là biểu tượng của sự cao cả sâu rộng. Hoa hồng tượng trưng cho sự tri ân, hiếu thảo và lòng biết ơn của con cái đối với bậc sinh thành dù cho họ còn hay không còn trên cõi đời này.

"Bông hồng cài áo" chính là nghi thức mang tính chất tôn vinh cao nhất. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Ai còn cha mẹ sẽ được cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ - đó là lời nhắc nhở ràng vẫn còn cha mẹ. Còn cả bầu trời yêu thương rộng lớn để cảm nhận niềm hạnh phúc và tự nhủ rằng hãy luôn biết làm vui lòng cha mẹ. Người cài bông hồng đỏ là những người may mắn hẳn sẽ rất tự hào vì trên đời này họ còn cha mẹ.

Những người con mất cha hoặc mất mẹ sẽ cài lên ngực áo một bông hồng màu hồng nhạt.

Ai mất cả cha và mẹ thì sẽ cài lên bông hồng trắng. Hoa hồng trắng mang màu tinh khiết ý nghĩa buồn thương, đồng thời nhắc nhở con người hãy sống thật tốt, thật ý nghĩa để những người ra đi cảm thấy tâm hồn được an nhiên, thanh thản và không còn vướng bận chuyện nơi trần thế. Ai mang trên ngực bông hồng trắng sẽ thấy sự nhắc nhở rằng họ đã lỡ mất đi thứ quý giá nhất để từ đó hãy sống và hành động sao cho phải với lương tâm, với sự hy sinh vất vả của cha mẹ.

Ngoài màu hoa hồng đỏ và trắng thì còn có thêm hoa hồng mang sắc vàng được gắn trên ngực áo các tu sĩ. Hoa hồng vàng đại diện cho sự phổ độ chúng sinh, mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để giải thoát (theo nghĩa nhà Phật).

Sự cứu độ chúng sinh đạt tới sự giác ngộ là cách để báo đáp ân tình, báo hiếu cha mẹ ở hiện tại và các đời khác. Những tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn tất cả chúng sinh, việc cài hoa hồng vàng thể hiện tấm lòng cao quý, tâm hồn cao cả.

6 việc nên làm vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu 2023

6 việc nên làm vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu 2023

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Văn khấn rằm tháng 3 âm lịch năm Ất Tỵ 2025 theo cổ truyền Việt Nam

Văn khấn rằm tháng 3 âm lịch năm Ất Tỵ 2025 theo cổ truyền Việt Nam

11 Apr, 10:33 AM

Kinhtedothi - Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày rằm gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người Việt ta coi ngày Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng.

Giỗ Tổ Hùng Vương nên cúng vào giờ nào đẹp nhất?

Giỗ Tổ Hùng Vương nên cúng vào giờ nào đẹp nhất?

06 Apr, 05:26 PM

Năm 2025, lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2025 sẽ diễn ra vào ngày thứ 2 (7/4/2025), tức ngày 10/3 âm lịch. Nhiều gia đình do đường xá xa xôi, do điều kiện về thời gian, tài chính... nếu không đến được Đền Hùng thì chủ động sắm lễ vật để làm mâm cúng trang nghiêm, trước là cúng giỗ Tổ, sau là cúng tổ tiên.

Cần chuẩn bị gì để cúng Tết Thanh minh 2025?

Cần chuẩn bị gì để cúng Tết Thanh minh 2025?

05 Apr, 08:45 AM

Kinhtedothi - Tết Thanh minh là một dịp quan trọng để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo và gắn kết truyền thống gia đình. Việc chuẩn bị lễ cúng đúng cách không chỉ giúp tôn vinh người đã khuất mà còn mang lại ý nghĩa sâu sắc cho người sống.

Trào lưu “Cầu được, Ước thấy” dành cho tuổi trung niên

Trào lưu “Cầu được, Ước thấy” dành cho tuổi trung niên

04 Apr, 07:14 AM

Trào lưu khá mới ở Châu Âu có tên gọi Manifesting với ý nghĩa về Sự thu hút hay còn gọi là “Luật hấp dẫn” do chính bạn tạo ra thông qua việc kết hợp cảm xúc, tư duy và hành động, thậm chí trào lưu này được Việt hóa bằng cụm từ “Gửi thông điệp vào vũ trụ”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ