Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nguy cơ đột biến gen ở thai nhi khi mẹ ăn thiếu chất

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Diabetes ghi nhận, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai có thể gây đột biến gen cũng như gia tăng nguy cơ béo phì, bệnh tật ở đứa trẻ khi lớn lên.

KTĐT - Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Diabetes ghi nhận, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai có thể gây đột biến gen cũng như gia tăng nguy cơ béo phì, bệnh tật ở đứa trẻ khi lớn lên.

Nghiên cứu của nhóm giáo sư trường Đại học Southampton (Anh) ghi nhận, cơ chế sinh học của một em bé đang phát triển trong bào thai là luôn cố gắng tìm cách "xoay sở" để thích nghi với môi trường sắp được sinh ra, qua việc nhận tín hiệu từ chế độ dinh dưỡng của người mẹ và tự điều chỉnh cấu trúc gen cho phù hợp.

Vì thế các nhà khoa học khẳng định, dinh dưỡng của người mẹ trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đứa trẻ, ngay từ trong bào thai đến khi lớn lên. Và điều này hoàn toàn không phụ thuộc vào tình trạng cơ thể người mẹ đó béo hay gầy.

Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra việc thai phụ với chế độ ăn ít cacbonhydrat (có trong tinh bột và đường) sẽ làm tăng nguy cơ béo phì của trẻ em khi chúng lớn lên, nhất là ở giai đoạn từ 6 đến 9 tuổi. Điều này được lý giải là do chế độ dinh dưỡng như trên đã làm thay đổi cấu trúc các gen RXRA trong bào thai - loại gen tham gia vào việc tạo chất dẫn truyền giúp vitamin A góp phần hình thành các tế bào mỡ.

Giáo sư Keith Godfrey, đứng đầu nhóm nghiên cứu trên cũng trình bày kết quả tương tự ở động vật, những thay đổi trong chế độ ăn uống của con vật mẹ có thể làm thay đổi chức năng gen của bào thai. Cũng giống như người, sự biến đổi gen ở động vật được ghi nhận qua mẫu dây rốn của các con vật mẹ để theo dõi biểu đồ phát triển của bào thai.

Ở khía cạnh khác, khảo sát thực tế của các nhà khoa học khuyến cáo rằng, mặc dù hiện nay đa phần phụ nữ mang thai đều được tư vấn về chế độ ăn uống đúng cách, song nhiều người vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức về tầm quan trọng của việc này. Vì thế theo giáo sư Godfrey, vấn đề dinh dưỡng cho các thai phụ cần phải được đề cập đến trong những chương trình nghị sự của các chuyên gia y tế đầu ngành, để có những hành động mang tính chiến lược quốc gia quy mô hơn.

Xuất phát từ kết quả của cuộc nghiên cứu này, tổ chức BHF - Quỹ Tim mạch Anh quốc đã lên tiếng kêu gọi chính phủ gọi hỗ trợ nhiều hơn nữa về dinh dưỡng và tạo môi trường sống tốt hơn cho những phụ nữ mang thai. Giáo sư Mark Hanson, người đứng đầu quỹ này khuyến cáo: "Nghiên cứu ở trên đã cung cấp bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ giữa một cuộc sống nghèo nàn và nguy cơ mắc bệnh sau này".

Vì thế, "Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần được quan tâm nhiều hơn trong việc hỗ trợ giáo dục, dinh dưỡng và cần có lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe của thế hệ tương lại, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và tim mạch, là những căn bệnh gắn liền với tình trạng béo phì", người đứng đầu BHF nói.