Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguy cơ mất an toàn từ hồ chứa xuống cấp

Kinhtedothi - Trước mùa mưa bão năm nay, các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đều có kế hoạch tổ chức duy tu, sửa chữa các hồ chứa, nhưng do nguồn kinh phí khó khăn nên các dự án nâng cấp quy mô lớn rất hạn chế, chủ yếu là duy tu nhằm đảm bảo công tác phòng, chống lũ.
Trong khi nhiều hồ chứa đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn.
Hồ Gốc Si huyện Quốc Oai tiềm ẩn nhiều nguy cơ sụt sạt.   Ảnh: Trọng Tùng
Hồ Gốc Si huyện Quốc Oai tiềm ẩn nhiều nguy cơ sụt sạt. Ảnh: Trọng Tùng
Ngày một xuống cấp

Trên địa bàn huyện Sóc Sơn hiện có 35 hồ, đập, trong đó có 8 hồ do Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội quản lý. Hầu hết các hồ, đập đều được xây dựng từ lâu, nhiều hạng mục hiện xuống cấp nghiêm trọng. Đơn cử như hồ Đồng Quan (xã Quang Tiến) có dung tích gần 2,6 triệu mét khối, là một trong những hồ chứa quan trọng, với chức năng cung cấp nước, điều tiết chống tiêu úng cho trên 250ha đất canh tác nông nghiệp thuộc các xã Mai Đình, Tiên Dược và Quang Tiến. Mùa mưa lũ năm 2014, hồ Đồng Quan gặp sự cố lún, sụt mái đập, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, cũng như nguồn cung cấp nước phục vụ nông nghiệp vụ mùa năm 2014. Cũng trong năm 2014, hệ thống liên hồ Quan Sơn (huyện Mỹ Đức) bị nứt, sụt sạt chân đê, hình thành cung trượt sâu gây mất an toàn hồ chứa, tâm lý bất an cho người dân sinh sống ven hồ thuộc các xã Tuy Lai, Hồng Sơn, Hợp Tiến. Trước tình hình đó, UBND TP đã kịp thời có văn bản chỉ đạo xử lý cấp bách. Chỉ khi đó, hồ Đồng Quan, hệ thống liên hồ Quan Sơn mới được hoàn trả đầy đủ chức năng.

Tuy nhiên, hồ Đồng Quan và hồ Quan Sơn chỉ là 2 trong số rất nhiều hồ, đập trên địa bàn TP hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chưa có điều kiện tu sửa, nâng cấp. Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT), trên địa bàn TP hiện có 95 hồ chứa được phân cấp quản lý. Trong đó, 29 hồ chứa lớn do các công ty thủy lợi quản lý và 66 hồ chứa (nhỏ hơn) do UBND các quận, huyện, thị xã quản lý. Các hồ chứa phần lớn được xây dựng từ những năm 1960 - 1970. Qua nhiều năm khai thác sử dụng nên nhiều đập chính, đập tràn, cống lấy nước đã bị xuống cấp. Lòng hồ bồi lắng làm giảm dung tích hồ, thân đập bị thấm, nhiều điểm xuất hiện các tổ mối mọt, tràn xả lũ bị xói mòn… Nhiều hồ chứa thậm chí chưa được xây dựng quy trình vận hành.

Cần được quan tâm hơn

Để chủ động ứng phó với những nguy cơ do mưa lũ có thể gây ra, trước mùa mưa bão năm 2015, các địa phương trên địa bàn TP đã có kế hoạch tổ chức duy tu, sửa chữa các hồ chứa. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí có hạn nên các dự án nâng cấp quy mô lớn hạn chế, chủ yếu là duy tu nhằm đảm bảo công tác phòng, chống lũ. Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Tạ Thị Thu Trang cho biết, năm 2014, huyện đã đầu tư kinh phí tu bổ hồ Hoa Sơn (xã Nam Sơn) với dung tích trên 530.000m3 do hồ đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Đầu năm 2015, huyện cũng cố gắng bố trí ngân sách để duy tu các hồ chứa như hồ Hàm Lợn, Cầu Bãi, đền Sóc…

Đối với các hồ chứa do TP quản lý, ông Nguyễn Vĩnh Liên - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết, hàng năm, Chi cục phối hợp với các công ty thủy lợi tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng các công trình thủy lợi, trong đó có hồ chứa; báo cáo hiện trạng, đề xuất TP bố trí kinh phí phục vụ tu bổ, nâng cấp. Trên cơ sở đó, TP hàng năm đều dành kinh phí để phục vụ công tác bảo trì, nâng cấp nhưng chủ yếu dành cho các hồ chứa có dung tích trên 2 triệu mét khối, hồ đập xung yếu, có nguy cơ mất an toàn cao. Những hồ chứa nhỏ hơn, kinh phí phục vụ việc tu bổ vẫn còn rất hạn chế.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Trần Thanh Nhã cho biết thêm, trước hiện trạng các hồ chứa hiện nay, đơn vị đã xây dựng báo cáo chi tiết về hiện trạng các hồ chứa trên địa bàn TP. Hy vọng đây sẽ là cơ sở tốt để TP nghiên cứu, bố trí kinh phí cho phép thực hiện các dự án nâng cấp, tu bổ hồ chứa tùy theo mức độ cấp bách. Ông Nhã cũng kiến nghị, UBND TP cần đề xuất Tổng cục Thủy lợi quan tâm chỉ đạo, bố trí kinh phí đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hồ chứa nước Đồng Mô. Đây là hồ chứa có dung tích lên tới 62 triệu mét khối, nhưng hiện lớp bảo vệ mái của đập chính bị xô sạt, nhiều điểm xuất hiện tình trạng mối mọt... Nếu không được xử lý kịp thời, khi xảy ra sự cố sẽ vô cùng nguy hiểm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ