Doanh nghiệp vì thế phải “còng lưng” trả lãi ngân hàng”. Đáng chú ý, phần lớn nợ đọng này lại tập trung vào khối doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước. Dẫn đến tình trạng “Nhà nước nợ nhà nước”, rất khó giải quyết.Nếu tính toán nhanh thì lực lượng nhà thầu trên toàn quốc hiện nay chiếm khoảng 20 – 25% tổng GDP toàn quốc. Tuy nhiên, nợ đọng vốn ngân sách Nhà nước đang là vấn đề nan giải, mà người chịu thiệt là các nhà thầu. Bên cạnh đó, các dự án từ nguồn vốn ODA không được thanh toán theo Hợp đồng Fidic (Luật Hiệp hội các nhà thầu quốc tế). Các nhà thầu đều cho rằng chủ đầu tư luôn cầm dao đằng chuôi còn nhà thầu luôn ở thế cầm dao đằng lưỡi.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam |
Về giải pháp tháo gỡ nợ đọng trong xây dựng cơ bản, ông Trần Nhật Thành, Chủ tịch tập đoàn DELTA nhìn nhận các quy định cụ thể, thiết thực nhằm hạn chế nợ đọng trong xây dựng cơ bản thì chưa đủ mạnh để tạo sức ép cho chủ đầu tư phải thực hiện thanh toán cho Nhà thầu như hợp đồng đã ký kết.“Ai cũng biết nếu không giải quyết được bằng biện pháp thông thường thì nên đưa ra Toà án hay Trọng tài kinh tế để giải quyết. Nghe thì đơn giản nhưng thực tế việc đưa nhau ra Tòa đều là phương án bất đắc dĩ và không ai muốn vì các bên đều bị thiệt hại và cũng phải mất một thời gian dài theo đuổi với đủ các phiền toái mà chưa chắc đã đòi được tiền.” - vị chủ tịch này phân tích.Đồng quan điểm, tại buổi hội thảo nhiều nhà thầu khuyến nghị, đối với vốn ngoài ngân sách Nhà nước thì trong quá trình xét duyệt công tác cấp phép xây dựng cũng cần phải có các quy định về năng lực tài chính của chủ đầu tư. chủ đầu tư có tài chính thực sự hay không?có khả năng thanh toán các chi phí cho công trình đó hay không? Có cơ quan tài chính nào đứng ra bảo lãnh hay không?...thì mới được cấp phép cho xây dựng. Cần phải có quy định về việc giải quyết dứt điểm hồ sơ quyết toán cho nhà thầu là điều kiện tiên quyết để chủ đầu tư được cấp giấy phép đưa công trình vào sử dụng như một số quy định về nghiệm thu PCCC hay một số quy định khác đã có trước đây. chủ đầu tư phải thanh toán hết toàn bộ chi phí cho các Nhà thầu trước khi làm các thủ tục liên quan đến sổ đỏ…“Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các Luật có liên quan khác cần phải có quy định bắt buộc chủ đầu tư phải có ngân hàng bảo lãnh vốn theo kế hoạch vốn của dự án để chi trả cho nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết như việc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tránh tình trạng cam kết “yên tâm đi” khi thị trường sốt nóng như dự án chung cư cao cấp Westa 18 (Hà Đông). Đến thời điểm thi công xong, chủ đầu tư khó khăn về tài chính, nợ đọng chúng tôi khoảng 5-7 tỷ đồng/dự án. Trường hợp bất khả kháng, phải làm quen với văn hóa: nhà thầu kiện lại chủ đầu tư. Đã đến lúc áp dụng chế tài bằng pháp luật. Nhà thầu nước ngoài khi giải quyết tranh chấp sẽ lập tức khởi kiện theo luật pháp quốc tế. Còn ở ta, nếu nhà thầu kiện, sẽ rất dễ bị tẩy chay. Đó là sự bất hợp lý và không công bằng” - Nguyễn Thanh Giang – Phó Tổng Giám đốc Công ty 36 đề xuất mạnh mẽ.