Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong ký ức những kỹ sư địa chất

Trọn đời hoạt động cách mạng, từ một kỹ sư địa chất cần mẫn đến người đứng đầu Nhà nước, nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương kiểm tra quy hoạch Vịnh Hạ Long, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và bảo vệ cảnh quan môi trường (15/10/1997). Ảnh: Trọng Nghiệp/TTXVN

Trong gần 30 năm công tác trong ngành bản đồ địa chất, đồng chí đã đi khắp các miền rừng núi, khảo sát và nghiên cứu địa chất, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trong cuốn "Trần Đức Lương tuyển tập" của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã ghi nhận, đồng chí Trần Đức Lương đã tham gia trong tập thể tác giả Liên Xô - Việt Nam thành lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, được phân công khảo sát thành lập bản đồ vùng khu IV cũ.

Sau năm 1965, đồng chí chỉ đạo công tác lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/200.000 và 1/50.000. Đây là tổ hợp tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản quy mô lớn được triển khai lần lượt trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam trong thời gian tiếp theo. Cùng với đó là tổ chức đo, vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/500.000 miền Nam Việt Nam ngay sau ngày thống nhất đất nước.

Đặc biệt, hai công trình “Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000” do đồng chí là đồng chủ biên và Bản đồ khoáng sản Việt Nam mà ông cùng các đồng sự trong Cục Bản đồ địa chất thực hiện, đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và công nghệ năm 2005.

Bản đồ địa chất 1/500.000 là sự kết hợp giữa 2 bản đồ: Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam - các nhà địa chất Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô lập; trong đó đồng chí Trần Đức Lương tham gia với vai trò đồng tác giả; bản đồ địa chất miền Nam có sau khi đất nước thống nhất.

Ông Vũ Quang Lân, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ và Địa chất biển miền Bắc chia sẻ, đây là những nền tảng quan trọng, định hướng cho công tác nghiên cứu, điều tra địa chất, tìm kiếm, thăm dò khoáng sản, góp phần quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia.

Bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 là công trình điều tra cơ bản mang tính khoa học cao, có ý nghĩa thực tiễn lớn trong việc định hướng nghiên cứu địa chất khu vực, tìm kiếm thăm dò khoáng sản và cũng là cơ sở cho hoạch định các chủ trương về kinh tế khoáng sản. Cho đến nay, nhiều phát hiện địa chất và các luận cứ khoa học mà các bộ bản đồ này đưa ra vẫn còn giữ nguyên giá trị. Ngoài ý nghĩa khoa học kể trên, về mặt thực tiễn, kết quả nổi bật của công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỉ lệ 1/500.000 là đã phát hiện các vùng quặng thiếc Tam Đảo, Quỳ Hợp, bô xít Tây Nguyên… Bản đồ khoáng sản Việt Nam cùng tỉ lệ đã cung cấp các thông tin về tài nguyên khoáng sản, góp phần xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế của trung ương và các địa phương.

Là Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ địa chất rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất, đồng chí Trần Đức Lương cũng là người định hướng phát triển lâu dài cho ngành. Đồng chí cũng rất tâm huyết trong việc đào tạo thế hệ cán bộ đầu tiên, góp phần gây dựng nguồn nhân lực cho ngành địa chất khoáng sản. Đồng chí cũng chỉ đạo và góp phần trực tiếp vào việc tìm kiếm, phát hiện các tài nguyên quý hiếm của Việt Nam như boxit, đất hiếm…

Chia sẻ với phóng viên TTXVN, ông Đoàn Kỳ Thụy (là đồng nghiệp và là thư ký đồng chí Trần Đức Lương) cho biết, giai đoạn từ năm 1983 - 1984, đồng chí Trần Đức Lương đại diện Chính phủ Việt Nam ở Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), với sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu lúc đó là: Liên Xô, Albania, Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Tiệp Khắc, Romania, Cộng hòa Dân chủ Đức. Trong quá trình làm việc, đồng chí đã đề nghị và được các nước thành viên của Hội đồng chấp nhận hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu địa chất. Cụ thể, Hungary cử đoàn sang Việt Nam hỗ trợ nghiên cứu mỏ bô xít ở Tây Nguyên - nơi có trữ lượng lớn hàng đầu thế giới; Chính phủ Tiệp Khắc cử đoàn chuyên gia sang hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu trữ lượng đất hiếm ở Nậm Xe (Lai Châu), mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)…

Những phát hiện này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc nghiên cứu tài nguyên khoáng sản của Việt Nam sau này. Khi là Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Việt Nam, đồng chí Trần Đức Lương tổ chức triển khai toàn diện các công tác điều tra cơ bản, tìm kiếm, thăm dò khoáng sản trên phạm vi cả nước, chú trọng các loại tài nguyên có nhu cầu khai thác trước mắt như: than đá, apatít, đồng, quặng đa kim, vật liệu xây dựng, nước ngầm... ; chú trọng các loại tài nguyên có quy mô lớn được phát hiện..., các vùng nước ngầm ở Nam Bộ và Tây Nguyên...

Cùng với đó, đồng chí tổ chức lại hệ thống các đơn vị địa chất trong điều kiện đất nước đã thống nhất, lấy liên đoàn làm đơn vị chính, trên cơ sở đó điều chỉnh lực lượng cho phù hợp; tăng cường công tác điều tra tìm kiếm, thăm dò khoáng sản ở miền Nam; tăng cường các đơn vị thăm dò vật liệu xây dựng và nước ngầm; giúp nước bạn Lào và Campuchia tổ chức mới liên đoàn địa chất chuyên nghiệp; phối hợp với các ngành địa chất Lào và Campuchia về tổ chức thành công hội thảo địa chất quốc tế về địa chất Đông Dương (GEOI).

Trong ký ức của ông Đoàn Kỳ Thụy, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là một cán bộ có chuyên môn cao, tâm huyết, tận tâm với nghề, hiểu biết sâu sắc về địa chất Việt Nam. Nguyên Chủ tịch nước từng lăn lộn trên khắp các vùng miền rừng núi, khảo sát và nghiên cứu địa chất, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Mỗi lần đoàn địa chất đi khảo sát thực địa thường kéo dài cả tuần ở Tây Bắc. "Đi rừng mỗi người phải đeo ba lô nặng khoảng 15 kg, gồm các vật dụng đo đạc, khảo sát địa chất, lương thực đi đường, ăn ở rừng, ngủ ở rừng. Khi về lại đeo ba lô đầy các khối đá để phục vụ nghiên cứu. Là Tổng cục trưởng nhưng khi đi kiểm tra thực địa, đồng chí Trần Đức Lương luôn trực tiếp tự mang ba lô, lội suối, băng rừng, đập đá địa chất, tự nghiên cứu, tìm hiểu " - ông Thụy nhớ lại.

Ở bất kỳ cương vị nào, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy khoa học sắc sảo, tinh thần trách nhiệm cao và một trái tim luôn hướng về lợi ích quốc gia, dân tộc.

Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Báo chí phải không ngừng đổi mới, đồng hành, góp phần tích cực vào sự phát triển của Thủ đô

Báo chí phải không ngừng đổi mới, đồng hành, góp phần tích cực vào sự phát triển của Thủ đô

21 Jun, 06:16 AM

Kinhtedothi - “Báo chí Cách mạng Việt Nam được Đảng, Bác Hồ sáng lập và lãnh đạo, với truyền thống vẻ vang 100 năm qua đã không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới. Các cơ quan báo chí và đội ngũ người làm báo nhiều thế hệ đã không ngừng nỗ lực, khẳng định vị trí, vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng, là phương tiện thông tin tuyên truyền hữu hiệu của các cấp chính quyền; là diễn đàn tin cậy của đảng viên và Nhân dân; trong đó, báo chí Hà Nội với bề dày hoạt động, đã có nhiều thành tích, xung kích, đồng hành, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển của đất nước và Thủ đô”. Đó là lời khẳng định của Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản trong cuộc trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Địa chỉ đỏ của Báo chí Cách mạng Việt Nam

Địa chỉ đỏ của Báo chí Cách mạng Việt Nam

21 Jun, 06:00 AM

Kinhtedothi- “Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên. Tôi mong các chú và các cô thi đua nhau học và hành cho xứng đáng, là những người tiên phong trên mặt trận báo chí… Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!”. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng không chỉ thể hiện tầm nhìn chiến lược của Người đối với báo chí, mà còn là mệnh lệnh thiêng liêng gửi đến lớp người cầm bút hôm qua, hôm nay và mai sau.

Báo chí góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn

Báo chí góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn

21 Jun, 05:15 AM

Kinhtedothi - Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), vấn đề trách nhiệm xã hội của báo chí - câu chuyện không mới nhưng luôn thời sự tiếp tục được đặt ra, đặc biệt trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển. Không dừng ở việc cung cấp kịp thời các thông tin chính xác, khách quan, chân thực, báo chí còn thể hiện trách nhiệm trước các vấn đề xã hội.

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025): Thắp sáng niềm tin, kiến tạo tương lai

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025): Thắp sáng niềm tin, kiến tạo tương lai

21 Jun, 05:00 AM

Kinhtedothi- Cách đây tròn một thế kỷ, ngày 21/6/1925, tờ Báo Thanh niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Suốt tiến trình 100 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước và dân tộc, những người làm báo Việt Nam có quyền tự hào luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Từ những ngày đầu, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, tiếp tục khẳng định vị thế, bản lĩnh trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ