- Tôi có người chú tên Pierre Schoendoerffer, một nhà báo giỏi của Pháp hồi những năm 1960 - 1970. Đó là người tôi rất kính trọng và là người khiến tôi mong ước được làm báo. Chú đã khuyên tôi nên đến Việt
Tới Việt
- Tôi còn nhớ như in trận đánh tại Chợ Lớn, trận đánh đầu tiên tôi tác nghiệp. Khi đó, tôi còn quá trẻ nên đã cảm thấy "sốc" khi phải chứng kiến cảnh những người lính bị bắn, những tiếng kêu gào, khóc thét vì đau đớn, vì mất đi người thân, đồng đội… Tôi đã chạy thục mạng ra khỏi trận địa vì kinh hoàng. Bỗng "uỵch", tôi đâm sầm vào một người lính Việt cộng. Tôi đã cố gắng giải thích với anh ta rằng, tôi không có súng, chỉ có chiếc máy ảnh và tôi là phóng viên người Pháp chứ không phải người Mỹ. Và rồi, người lính ấy để cho tôi đi.
Nhà báo, đạo điễn Patrick Chauvel giao lưu với khán giả tại Liên hoan phim tài liệu châu Âu, Việt Nam và Đông Nam Á lần 5, ngày 10/6
Từ đó, tôi bắt đầu có nhiều suy nghĩ về chiến tranh. Rồi mỗi ngày ở đây, phải chứng kiến thêm cảnh giết chóc người dân vô tội, nhất là hình ảnh những người phụ nữ, những đứa trẻ ngây thơ bị giết hại. Tôi đã nghĩ đến việc rời khỏi đây cũng như từ bỏ công việc này, nhưng rồi tôi đã quyết định sẽ ở lại và phải tìm cho ra sự thật vì sao người Mỹ lại tiến hành cuộc chiến vô nghĩa này.
Trong hành trình 20 năm đi tìm sự thật, hẳn một phóng viên chiến trường còn rất trẻ tuổi như ông đã gặp nhiều trở ngại và không ít hiểm nguy?
- Năm 1972, tôi quay trở lại Pháp tìm cách xin đến miền Bắc Việt Nam để tiếp tục tìm hiểu về chiến tranh ở đây, nhưng không thực hiện được. Từ đó đến nay, tôi đã có mặt tại hơn 20 cuộc chiến trên khắp thế giới và đến giờ vẫn tiếp tục. Năm 1974, khi tác nghiệp trong cuộc chiến tranh tại Campuchia tôi đã bị thương, 2 phóng viên chiến trường khác của Pháp cũng bị mất tích đến giờ vẫn chưa có tin tức. Cách đây vài ngày, tôi lại được tin hai đồng nghiệp mất tích tại Syria.
Ông có sợ mình cũng sẽ mất tích, hay bỏ mạng tại một chiến trường nào đó?
- Sợ chứ! Nhưng nếu không làm hoặc không được làm công việc của một phóng viên chiến trường hoặc ra trận địa thì khi đó tôi không còn tồn tại trên cõi đời này nữa. Tôi theo đuổi công việc không phải với lòng dũng cảm mà với một đức tin muốn thế giới biết sự thật.
Bộ phim "Những phóng viên chiến trường" ông mang tới Việt Nam lần này cho thấy sự khốc liệt và nguy hiểm trong công việc và lý giải vì sao những người phóng viên lại lựa chọn công việc này. Còn những tài liệu về chiến tranh Việt Nam ông đang có, đến bao giờ mới được công bố?
- Tuy thời gian có mặt ở Việt Nam không dài, nhưng đã để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng. Tôi đang dự định thực hiện bộ phim về các phóng viên chiến trường Việt Nam. Tôi muốn được cùng họ nhìn lại chiến tranh Việt Nam, với góc nhìn từ hai phía.
Xin cảm ơn ông!