Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhà hát Chèo Hà Nội khai diễn vở mới “Người hát Ả đào”

Kinhtedothi - Nhà hát chèo Hà Nội vừa cho ra mắt khán giả vở diễn mang tên “Người hát Ả đào”. Đây là tác phẩm sân khấu chào mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô - một trong những hoạt động biểu diễn nghệ thuật điểm nhấn trong dịp này.

Người hát Ả đào (tác giả: Bùi Vũ Minh, đạo diễn: NSND Trần Hoài Thu) kể một câu chuyện về những cô đào hát phố Khâm Thiên, những cô gái làng hoa Ngọc Hà, những công nhân, những nghệ sĩ trí thức... đã đồng lòng đi theo Việt Minh, hoạt động bí mật trong lòng thành phố bị tạm chiếm. Đó là những tấm gương của những con người bình dị không chịu kiếp sống nô lệ, quyết đứng lên sống chết vì Hà Nội thân yêu.

Tác giả Bùi Vũ Minh đã rất khéo léo khi chọn đề tài lịch sử nhưng sử dụng lối kể chuyện thông qua những nghệ nhân hát ả đào, vì thế câu chuyện trở nên mềm mại hơn và trữ tình hơn, cho dù không khí của vở diễn hừng hực lửa đấu tranh của toàn đảng, toàn dân, toàn quân trong công cuộc chiến đấu nhằm giải phóng Hà Nội. Một câu chuyện quen thuộc của những ngày khói lửa chiến tranh, nhưng vẫn có những yếu tố mới lạ tạo nên sự hấp dẫn cho khán giả.

Ngay trong buổi biểu diễn báo cáo, vở “Người hát Ả đào” đã được Hội đồng nghệ thuật TP Hà Nội dành cho rất nhiều lời khen ngợi từ kịch bản, dàn dựng đến sự diễn xuất ngọt ngào, nhuần nhuyễn của các nghệ sỹ tham gia vở diễn.
NSND Trần Hoài Thu từng là một đào chính trong các vở diễn. Sắc vóc, giọng hát và đặc biệt là tư duy làm nghề của Hoài Thu luôn được giới nghề và khán giả đánh giá cao.

Sau khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, Hoài Thu như càng được tiếp thêm sức mạnh, ngọn lửa đam mê với nghề hát chèo, đặc biệt với vai trò đạo diễn. Vì thế, ở vở “Người hát Ả đào”, Hoài Thu đã trau truốt tỉ mẩn từng chi tiết từ thiết kế mỹ thuật đến âm nhạc và đặc biệt là diễn xuất của dàn diễn viên.

“Đã có rất nhiều vở diễn về đề tài chiến tranh, đặc biệt là công cuộc kháng chiến giải phóng Thủ đô, tuy nhiên, khi tôi đọc kịch bản của tác giả Bùi Vũ Minh, tôi như bị cuốn vào câu chuyện của Nguyệt Hằng - một cô đào trẻ măng với ngoại hình xinh đẹp, giọng hát hay nhưng mang trong mình một trái tim của người cộng sản. Tôi như thấy bóng dáng mình trong đó, vì tôi cũng là nghệ sỹ” – NSND Trần Hoài Thu chia sẻ.

Vở diễn “Người hát Ả đào” ngoài một kịch bản hay, một đạo diễn giỏi thì không thể không kể đến dàn nghệ sỹ trẻ xuất sắc của Nhà hát chèo Hà Nội tham gia diễn xuất. Đảm nhiệm vai diễn người chiến sỹ cách mạng Trần Lâm NSƯT Quốc Phòng đã thể hiện lối diễn xuất linh hoạt, đa màu sắc.

Bên cạnh NSƯT Quốc Phòng, “đào chính” đóng cặp với anh - người vào vai ca nương Nguyệt Hằng là nghệ sỹ Quỳnh Trang - một trong những nữ nghệ sỹ trẻ tài năng của Nhà hát chèo Hà Nội. Sở hữu ngoại hình đẹp, giọng hát ngọt ngào, diễn xuất nhuần nhị và tinh tế, vai diễ của Quỳnh Trrang cũng tạo được những dấu ấn tuyệt vời cho khán giả. Người xem đã hoà cùng vai diễn của Quỳnh Trang, lúc thì hồi hộp, khi lại xúc động và nhiều khoảnh khắc thăng hoa cùng âm nhạc khi cô cất giọng với những bài ca trù đắm say lòng người.

Ngoài ra, sự xuất hiện của NSND Thanh Loan và nghệ sỹ Đào Dũng đã góp phần mang lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả. NSND Thanh Loan vẫn hừng hực lửa nghề, chị diễn cực kỳ “sung” và luôn truyền cảm hứng cho những nghệ sỹ trẻ cũng như truyền năng lượng đến khán giả. Đào Dũng cũng cho thấy vai trò đặc biệt của mình trong những mảng miếng hài, anh diễn cực kỳ tự nhiên và duyên dáng, tăng thêm sự sinh động cho vở diễn.

“Đây là công trình nghệ thuật mà Nhà hát chúng tôi đầu tư rất nhiều công sức để thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Vở chèo Người hát Ả đào đã được chính thức công diễn phục vụ đông đảo khán giả” – NSND Thu Huyền – Phó giám đốc phụ trách Nhà hát chèo Hà Nội cho biết thêm.

Vì sao các nhà lý luận, phê bình sân khấu “chạy làng”?

Vì sao các nhà lý luận, phê bình sân khấu “chạy làng”?

Tình yêu sân khấu cháy bỏng của NSƯT Bùi Phương Nga

Tình yêu sân khấu cháy bỏng của NSƯT Bùi Phương Nga

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

20 Apr, 01:31 PM

Kinhtedothi – Một trong những thông điệp được nhấn mạnh của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) năm nay là “Cùng sách bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, cho thấy vấn đề phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh chuyển đổi số là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết.

“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

20 Apr, 09:13 AM

Kinhtedothi - Để bồi đắp văn hóa đọc trong nhà trường, thu hút học sinh tìm đến sách và níu chân các em ở lại thư viện lâu hơn, các trường học Hà Nội đã sáng tạo nhiều mô hình thư viện mở, thư viện xanh, thư viện thân thiện…, tạo điều kiện thoải mái, thuận lợi nhất cho học sinh khi đọc sách.

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

20 Apr, 08:19 AM

Kinhtedothi - Tối 19/4, tại vườn hoa Kim Đồng, vườn hoa Tố Hữu (thuộc dải trung tâm thành phố), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức lễ khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025. Đây là hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi sự kiện văn hóa - thể thao chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ