Nhà sản xuất Việt bị xóa 3.000 video trên Youtube
Theo báo cáo gửi lên các cơ quan chức năng tại Việt Nam vào cuối tháng 7, Sconnect cho biết các video của công ty bị nền tảng của Google gỡ bỏ với lý do vi phạm bản quyền hình ảnh và âm thanh.
Nguyên nhân dẫn tới sự việc trên là do Entertainment One (EO), công ty đứng sau nhân vật hoạt hình lợn Peppa, đã thực hiện đánh bản quyền.
Cụ thể, EO đã báo lên Youtube vào tháng 4, rằng khung cảnh và bối cảnh trong Peppa Pig đã bị sao chép để dùng trong video Wolfoo.
Đến tháng 7, EO tiếp tục báo cáo bản quyền nhiều video Wolfoo với lý do sử dụng âm thanh của Peppa Pig. Phần âm thanh bị cho là vi phạm là các câu cảm thán như "oh", "wow", "hmm" kéo dài khoảng một giây mỗi video.

Trước tình hình trên, Sconnect cho biết, trong cả 2 đợt đánh bản quyền, cả EO và YouTube đều không đưa ra bằng chứng rõ ràng thể hiện các video Wolfoo vi phạm hình ảnh, âm thanh trong video nào của Peppa Pig.
Bên cạnh đó, Sconnect cho rằng, đây đều là những hình ảnh, âm thanh phổ biến, dễ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, hành động của EO và Youtube là vô căn cứ và không hợp pháp.
Sconnect đã gửi thông tin đến đại diện YouTube từ tháng 6. Tuy nhiên, sau hơn một tháng vẫn chưa nhận được phản hồi. Trong khi đó, số lượng video bị xóa và không thể khôi phục vẫn tiếp tục tăng, nhiều kênh không thể đăng video mới, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.
Hệ thống SocialBlade thống kê, riêng kênh Wolfoo Family đã mất khoảng 2,4 tỷ lượt xem sau khi bị xóa video vào tháng 5.
Trong đơn gửi đến Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTT&DL) và Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT), Sconnect đề nghị các cơ quan hỗ trợ, trao đổi với Google và YouTube để nền tảng "ngừng chấp thuận yêu cầu đánh bản quyền video Wolfoo thiếu căn cứ từ phía EO".
Phía YouTube và EO chưa đưa ra bất cứ bình luận bào về sự việc lần này.
Đây không phải lần đầu Sconnect và EO xảy ra tranh chấp pháp lý. Năm 2022, EO kiện Sconnect với cáo buộc ăn cắp "phong cách nghệ thuật và âm thanh đặc trưng" trong Peppa Pig.
Sự việc đã được giải quyết đầu năm nay khi YouTube xem xét lại và khôi phục nhiều video và kênh Wolfoo. Tuy nhiên, EO tiếp tục gửi lên YouTube cáo buộc mới, khiến nhiều kênh vừa mở đã bị khóa trở lại.

Thất thoát hàng trăm triệu USD vì vi phạm bản quyền
Kinhtedothi – Tình trạng vi phạm bản quyền video trực tuyến đang ngày càng phổ biến, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu trong năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD là con số được đưa ra tại hội thảo: “Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam”.

Mỹ sửa đổi dự luật bảo vệ bản quyền báo chí trước Google, Facebook
Kinhtedothi - Một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng của Mỹ hôm 22/8 đã phát hành một phiên bản sửa đổi của dự luật nhằm mục đích giúp các tổ chức tin tức đàm phán tập thể với các nền tảng như Google và Facebook dễ dàng hơn.

Yêu cầu Facebook, YouTube, TikTok... gỡ bỏ hàng ngàn bài viết, video độc hại
Kinhtedothi - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký báo cáo Quốc hội về kết quả triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.