Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long: Xẩm đã thực sự có công chúng
Anh cũng thể hiện nhiều tâm huyết khi nói về hành trình phục hồi xẩm và những ý tưởng phát huy môn nghệ thuật này.
Giữa thời kỳ mà rất nhiều việc phải "quy ra thóc", vẫn có những người trẻ hát xẩm có thể gọi là miễn phí?
- Chúng tôi làm được điều đó bởi đã tập hợp được một đội ngũ các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ trẻ cùng có tình yêu lớn dành cho nghệ thuật truyền thống dân tộc. Tất cả đều còn rất trẻ, có quan điểm rất rõ ràng giữa việc kiếm tiền và chơi nghề. Có thể quanh năm họ đi kiếm tiền bằng những show diễn lớn nhỏ, nhưng họ luôn sẵn lòng tham gia một cách tự nguyện nếu đó là một sân chơi để họ thể hiện tài năng cũng như tình yêu đối với nghệ thuật.
Nếu anh chị em hát cống hiến là chủ yếu, liệu có quay vòng sức biểu diễn lâu dài không?
- Đúng là "có thực mới vực được đạo"! Để thực hiện được một chương trình như đêm "Xẩm phố" vừa rồi còn phải có các khâu khác như thiết kế và in phông nền chương trình, băng rôn, rồi tiền thuê âm thanh, ánh sáng, thuê địa điểm biểu diễn... Chúng tôi đã vận dụng mọi mối quan hệ để giảm bớt được nhiều kinh phí nhất có thể. Song tôi và nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa cũng phải bỏ ra vài triệu để lo cho chương trình. Cho nên tôi vẫn luôn ao ước giá như có một sự hỗ trợ nào đó nhỏ thôi về tài chính, đủ để trang trải cho những chi phí tối thiểu thì việc truyền tình yêu nghệ thuật truyền thống đến với đời sống đương đại của chúng tôi sẽ thuận lợi biết mấy.
Nếu hình dung xẩm có thể được biểu diễn tương đối phổ biến trong không gian quán xá hay di tích một cách thường xuyên hơn và có nhiều công chúng, có lạc quan hay ảo tưởng quá không?
- Không hề ảo tưởng, trong kho tàng nghệ thuật truyền thống có lẽ xẩm là nghệ thuật mở nhất, không quá câu nệ việc phải hát cho đối tượng nào, ở đâu. Cứ có ai nghe hát xẩm, ở bất kỳ nơi đâu thích hát xẩm thì ở đó chính là môi trường cho hát xẩm. Hiện nay, môi trường biểu diễn cho xẩm vẫn còn quá hạn hẹp, một sân khấu ở chợ đêm, riêng chúng tôi thì chỉ đôi ba khi mới tổ chức... Trong khi đáng lẽ, Hà Nội cần tôn vinh và tạo nhiều điều kiện cho xẩm, vì xẩm đã gắn bó và trở thành một loại hình nghệ thuật âm nhạc đường phố hết sức độc đáo của Hà Nội.
Phải nói thêm rằng, trên thế giới chẳng nhiều thành phố có được cho mình một nghệ thuật dân gian đường phố như thế. Bản thân tôi vẫn luôn mong muốn bên cạnh việc phải tạo điều kiện cho ca trù có nơi có chốn, thì cũng rất cần có những khuyến khích và tạo những điều kiện tốt nhất cho xẩm có được cơ hội góp tiếng đàn lời ca ở những nơi xưa kia xẩm đã từng sống như không gian các ngôi nhà cổ ở phố cổ hay các địa điểm ngoài trời ở Bờ Hồ, Hàng Đào...
Sau dịp giỗ tổ nghề vừa rồi, anh và các nghệ sĩ trẻ khác đang nung nấu một số dự định cho xẩm cũng như các môn cổ nhạc khác?
- Vừa qua, lần đầu tiên các nghệ sĩ xẩm trẻ chúng tôi tổ chức một đêm xẩm hướng về lễ giỗ tổ nghề chính thức được tổ chức ở đình làng Hào
Xin cảm ơn anh!