Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhạt khói hương sao cay mắt người xưa

Kinhtedothi - Đi lễ, dâng hương tại các đền chùa ngoài thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh còn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Nhưng trong làn khói hương bay lên trong mùa lễ sau Tết, dường như chỉ quẩn quanh những “xin, cầu, vay, mượn”.
Ghé mắt trông ngang
Trái với cảnh tấp nập của lễ hội Gò Đống Đa, chùa Bộc - nơi chính thức đặt ngai thờ vua Quang Trung lại thật vắng vẻ trong dịp này. Chùa Bộc còn gọi là Sùng Phúc Tự hoặc Thiên Phúc Tự, được xây dựng từ thời hậu Lê, thế kỷ XVII. Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung đánh tan quân Thanh với chiến thắng Đống Đa lẫy lừng. Ngôi chùa cũng bị cháy trong trận chiến. Sau đó, Quang Trung dựng lại chùa để thờ, trấn vong quân lính nhà Thanh chết trận (còn gọi là Thanh miếu). Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ đàn áp gắt gao của triều Nguyễn với nhà Tây Sơn, đây lại là nơi các nhân sĩ Hà thành chọn để thờ vua Quang Trung.
Trong tòa Tam bảo ở chùa Bộc có ban thờ Đức Ông, pho tượng một chân để trong hài, một chân để ở ngoài dáng vẻ rất thoải mái, đầy chất nông dân. Năm 1962, các nhà sử học phát hiện dòng chữ ở bệ gỗ phía sau pho tượng “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng”, đó là năm Bính Ngọ 1846. Tháng 5/1962, nhà sử học Trần Huy Liệu đã có những nghiên cứu và diễn giải góp phần khẳng định, pho tượng này chính là tạc vua Quang Trung. Hai vế đối treo tại điện thờ Đức Ông tại chùa Bộc vừa uyển chuyển, vừa lẫm liệt đã như tấm bia ghi tạc lòng thương kính Hoàng đế Quang Trung: “Động lý vô trần đại địa sơn hà lưu đống vũ/Quang trung hóa Phật tiểu thiên thế giới chuyển phong vân (Dịch: Trong động sạch bụi dơ, non sông rộng lớn lưu truyền lương đống/Giữa ánh sáng thành Phật, tiểu thiên thế giới chuyển động gió mây).
Đền Bà Chúa Kho tại Giảng Võ vắng người thăm viếng.
Đền Bà Chúa Kho tại Giảng Võ vắng người thăm viếng.
Đôi vế đối xuất sắc này được cho là của Cao Bá Quát, tuy nhiên, theo nhà Hà Nội học Vũ Tuân Sán thì đây là đôi vế đối của Nguyễn Văn Siêu (vế 1) và Cao Bá Quát (vế 2). Cao Bá Quát có thời gian 3 năm (1844 - 1847) sống nhàn tản tại Thăng Long vì bị triều đình thải hồi. Đó cũng là thời gian bức tượng Quang Trung được tạc ở chùa Bộc. Khi hoàn thành, cùng đến dạo cảnh chùa, Nguyễn Văn Siêu ra vế: “Trong động sạch bụi dơ, non sông rộng lớn lưu truyền lương đống” ý muốn khuyên Thánh Quát lui về ẩn, giảm chí cuồng vọng. Nhưng Cao Bá Quát đã đáp trả câu đối ngang tàng: “Giữa ánh sáng thành Phật, tiểu thiên thế giới chuyển động gió mây”. Quả thật sau đó, ứng với mỗi vế đối, Thần Siêu – Thánh Quát có những nẻo đường khác nhau, Nguyễn Văn Siêu cáo quan về làng dạy học, sống an nhàn, còn Cao Bá Quát khởi nghĩa rồi chết giữa trận.
Tại Hà Nội, ngoài chùa Bộc còn đình Kim Mã giữ được vật thể gốc liên quan đến vua Quang Trung. Đó là một sắc phong Phùng Hưng của vua Quang Trung. Đạo sắc phong của vua Quang Trung đã phong Bố Cái Đại Vương (tức Phùng Hưng) làm linh thần tại vùng này. Phùng Hưng là Hào trưởng ở Đường Lâm, Ba Vì, Sơn Tây. Vào năm Ất Hợi (năm 795) Phùng Hưng đánh tan quân xâm lược nhà Đường và lên nắm quyền trị vì được 7 năm, đặt nền móng cho nền tự chủ dân tộc.
Không có tài liệu nào ghi chép việc ai là người đặt tượng thờ vua Quang Trung ở chùa Bộc, tuy nhiên, với cái chất “nhà Nho tài tử” thể hiện ở hai câu đối, có thể khẳng định sự liên quan mật thiết của hai nhân vật “cầm đầu” giới nho tài tử Hà thành lúc ấy là Thần Siêu (người Thanh Trì) – Thánh Quát (người Gia Lâm). Hơn nữa, Nguyễn Văn Siêu có bài thơ “Đăng sơn Thiên Phúc tự chung lâu” để vịnh cảnh chùa Bộc trong đó có câu: Bán thiên vân vũ hội thiền quan - Yên quang trước thụ tàng cô động (Nửa trời, mưa gió hội chùa chiền - Mây bay, cỏ mọc ẩn trong động) xét ra cũng gần tương tự đôi câu đối treo ở chùa Bộc, thờ vua Quang Trung.
Chùa Bộc không chỉ là nơi đầu tiên, duy nhất thờ vua Quang Trung trong thời kỳ nhà Nguyễn đàn áp nhà Tây Sơn, nơi đây còn thể hiện cái Tài, cái Dũng, cái Trung… đầy chất tài tử của nhân sĩ Hà thành. Tuy nhiên, nơi đây lại vắng lặng khói hương và có vẻ đìu hiu so với sự ồn ã, tấp nập tại gò Đống Đa ngay đó, nơi mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã vịnh “Ghé mắt trông qua thấy bảng treo”. Nhìn làn khói hương chỗ đậm, chỗ nhạt ấy mà cay xè khóe mắt nhớ người xưa.
Kìa đền ai đó…
Trong những dòng người xe từ Hà Nội lũ lượt đi lễ tại đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), ít người biết đền thờ Bà Chúa Kho thực sự lại nằm tại Giảng Võ (Hà Nội). Đền ở Giảng Võ thờ bà Lý Thị Châu (còn gọi Châu Nương), người phường Võ Trại (nay là phường Giảng Võ), cha là Lý Quýnh, chức Điện hộ binh lương đời nhà Trần, chuyên giữ kho lương quân đội. Bà thì được cử coi sóc kho phủ Phụng Thiên của triều đình. Trong cuộc chống quân Nguyên lần 2 (năm 1288), bà đã hy sinh, vua Trần Nhân Tông sắc phong bà làm Quản trưởng quốc khố công chúa.
Điện thờ vua Quang Trung tại Chùa Bộc.
Điện thờ vua Quang Trung tại Chùa Bộc.
Tuy nhiên, nơi thờ Bà chúa trông coi kho lương, đóng góp vào chiến thắng trước quân Nguyên dịp này vắng lặng khói hương. Có lẽ mọi người còn bận “xin, cầu, vay, mượn” Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh với những huyền sử mơ hồ, vì thế mà lạnh băng lòng tưởng nhớ đến tiền nhân đã vì nước mà thác.
Ngôi đền Bà Chúa Kho tại Cổ Mễ (xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh) có huyền sử ghi: Bà Chúa Kho là vợ vua Lý, có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại núi Kho và đã "thác" trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077). Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho… Tuy nhiên, ông Lê Viết Nga - nguyên Giám đốc Bảo tàng Bắc Ninh cho biết: “Không có tài liệu sử nào chứng minh là có một Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh cả.
Đại Việt sử ký toàn thư có chép: “Vua Trần (Trần Nhân Tông) định các công thần (đánh Nguyên) lần trước và lần sau. Người nào xông lên trước phá trận giặc, lập kỳ công thì chép vào tập Trung hưng thực lục lại sai vẽ hình”. Trong Trung hưng thực lục có ghi “Châu Nương quản kho phủ Phụng Thiên, lúc giặc giã chuyển lương xong rồi tự ải, phong Quản trưởng quốc khố công chúa”.
Các nhà nghiên cứu đang nghiêng theo giả thiết: Đây là đền thờ bà chúa nghề gốm (quê gốm Thổ Hà) đặt trên núi Kho”. Gọi là núi Kho vì vùng này hay lũ lụt, mỗi lần lũ lụt, người dân đều mang lương thực cất trên ngọn núi này. Ông Nga cũng chỉ ra sự bất hợp lý trong huyền sử về Bà Chúa Kho tại đây: “Vị trí đền thờ (cũng chính là kho lương) ở sát bờ sông, trên phòng tuyến Như Nguyệt và cách giặc chỉ một con sông. Không cần nói đến danh tướng kiệt xuất như Lý Thường Kiệt, mà bất cứ người lính bình thường nhất cũng đều biết là chìa cái dạ dày của mình (tức kho lương) ra trước mặt địch quân là một đại họa”.

Theo kiến thức quân sự thời cổ, kho lương bao giờ cũng phải nằm cách chiến tuyến ít nhất 3 xá (mỗi xá 15 dặm (Trung Quốc) khoảng 7,5km), tức là phải cánh chiến tuyến hơn 20km… Vậy mà chỉ thấy ngọn lửa ở nơi hóa vàng đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) ngùn ngụt suốt từ trước Tết đến giờ đủ biết dân còn tín Bà lắm!
Vì thế, những chiếc xe ùn ùn đến đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) không thể lấy lý do “Tưởng nhớ tiền nhân có công với đất nước”, mà không gì hơn là những “xin, cầu, vay, mượn” quẩn quanh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ