Nhiều bất cập trong an toàn giao thông đường sắt

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 23/7, UBND TP Hà Nội, Ủy ban ATGT Quốc gia đã có buổi làm việc với Tổng Công ty...

Kinhtedothi - Ngày 23/7, UBND TP Hà Nội, Ủy ban ATGT Quốc gia đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) về công tác đảm bảo trật tự ATGT đường sắt trên địa bàn. Tại buổi làm việc, đại diện các quận, huyện đã chỉ ra hàng loạt bất cập trong công tác quản lý, bảo đảm ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt tại Hà Nội của VNR.

Còn nhiều tồn tại

Số liệu thống kê của Ban ATGT TP Hà Nội cho thấy, từ 16/11/2014 - 15/7/2015, trên địa bàn TP xảy ra 16 vụ TNGT đường sắt, làm 19 người chết, 8 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2014, tăng 9 vụ (52,97%), tăng 1 người chết (5,56%), tăng 5 người bị thương (166,7%). Theo ông Nguyễn Xuân Tân - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng TNGT đường sắt là do mật độ giao thông đường bộ tại Hà Nội quá cao; nhiều nút giao giữa đường bộ và đường sắt không có gác chắn, hệ thống tín hiệu cảnh báo chưa đồng bộ; bên cạnh đó còn phải kể đến ý thức của người tham gia giao thông còn kém…
Nhân viên gác ghi kéo gác chắn đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại một chốt trên đường Lê Duẩn.      Ảnh: Công Hùng
Nhân viên gác ghi kéo gác chắn đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại một chốt trên đường Lê Duẩn. Ảnh: Công Hùng
Thừa nhận những tồn tại của ngành đường sắt, tuy nhiên, ông Đoàn Duy Hoạch – Phó Tổng Giám đốc
Hệ thống đường sắt chạy qua địa bàn Hà Nội dài 160km, gồm các tuyến: Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; Bắc Hồng - Văn Điển; Yên Viên - Lào Cai; Đông Anh - Quán Triều; Gia Lâm - Hải Phòng; Hà Nội - Đồng Đăng và 2 tuyến liên vận quốc tế là Hà Nội - Lạng Sơn - Bằng Tường (Trung Quốc), Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc). Trong đó, hầu hết các tuyến là đường khổ hẹp 1.000mm.
VNR cho rằng, sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý đường sắt và địa phương còn lỏng lẻo là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. “Theo báo cáo của các đơn vị quản lý đường sắt, trên địa bàn Hà Nội hiện có 3 địa phương là phường Phương Mai (quận Đống Đa), phường Thạch Bàn (quận Long Biên), thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì) không thực hiện cam kết phối hợp quản lý hành lang ATGT đường sắt” – ông Hoạch dẫn chứng. 

Đáp lại viện dẫn của ngành đường sắt, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Hoàng Giáp cho biết: “Quận sẽ tiến hành kiểm tra lại phản ánh trên. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi nhận nhiệm vụ mới được gần 7 tháng rồi, nhưng đến nay chưa thấy một cán bộ hay nhân viên nào của đơn vị quản lý đường sắt trên địa bàn đến làm việc với tôi hay bất cứ phòng, ban nào của quận”. Đây cũng là ý kiến của ông Nguyễn Mạnh Trình – Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên và ông Nguyễn Mạnh Hải – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai về phản ánh của VNR.
Hiện trường vụ tai nạn đường sắt khiến 6 người thương vong tại quận Hoàng Mai ngày 22/7.
Hiện trường vụ tai nạn đường sắt khiến 6 người thương vong tại quận Hoàng Mai ngày 22/7.
Tại cuộc họp, đại diện nhiều quận, huyện có tuyến đường sắt đi qua cho rằng, mặt đường bộ tại một số điểm giao cắt có độ dốc lớn, xuống cấp, không tạo được sự êm thuận cho giao thông; đèn tín hiệu không được duy tu thường xuyên nên rơi vào cảnh “có cũng như không”; việc VNR chậm triển khai Quyết định số 1856 của Chính phủ về xây dựng đường gom… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ATGT đường sắt. 

Quy trách nhiệm cho từng đơn vị

Theo ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR, thực tế cho thấy, 99% số vụ TNGT trên đường sắt do các phương tiện trên đường bộ. Vì vậy, để đảm bảo ATGT phải có sự phân công trách
Để phát sinh những đường ngang trái phép là trách nhiệm của đơn vị quản lý, không nên mỗi khi có một tuyến đường ngang dân sinh mọc lên thì lại đẩy trách nhiệm cho chính quyền địa phương.

Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia
nhiệm cụ thể cho từng đơn vị có liên quan. Đồng thời, ông Thành cho rằng, việc quản lý, mở, đóng các đường ngang, quản lý đường sắt phải quy về một đầu mối, tránh tình trạng mỗi đơn vị một kiểu. “Từ bây giờ trở đi, yêu cầu lãnh đạo các đơn vị quản lý đường sắt địa bàn phải tham dự các buổi họp của Ban chỉ đạo 197 quận để kịp thời nắm bắt thực trạng của tuyến đường sắt mình đang quản lý” - ông Thành nói.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, so với các loại hình giao thông khác, đường sắt là một loại hình khá an toàn. Tuy nhiên, việc chậm điều chỉnh những quy định, cách quản lý lỗi thời đã khiến công tác bảo đảm ATGT đường sắt bộc lộ nhiều bất cập. Để khắc phục tình trạng trên, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giao trách nhiệm cho từng đơn vị có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành lang ATGT đường sắt. “Ngành đường sắt phản ánh địa phương không phối hợp, chính quyền địa phương lại tố ngành đường sắt không đến bao giờ. Tôi yêu cầu các đơn vị dừng tranh cãi, chủ động phối hợp để xử lý những vấn đề gây mất ATGT. Nếu quận, huyện không thực hiện sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND TP, còn các đơn vị của ngành đường sắt sẽ phải chịu trách nhiệm trước Bộ GTVT” - Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu, các đơn vị phải rà soát lại, lên phương án xử lý từng tuyến đường ngang dân sinh. Tổ chức hạ độ dốc giữa đường sắt và đường bộ nhưng không để ảnh hưởng đến việc chạy tàu. Đồng thời yêu cầu VNR phối hợp với Sở QH - KT và các sở, ngành có liên quan cắm mốc chỉ giới để quản lý; phối hợp các lực lượng chức năng rà soát nắm bắt tình trạng của tài sản, xử lý vi phạm hành lang ATGT trên các cung đường đang quản lý; tổ chức sửa chữa lại các điểm, trạm gác chắn xuống cấp, nhếch nhác mất mỹ quan đô thị; tổ chức hiện đại hóa ngay các hệ thống barie chắn tàu, đặc biệt là khu vực nội đô.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần