80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

Nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người mua nhà ở xã hội

Kinhtedothi – Ngoài chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trong năm 2024 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) còn hỗ trợ nhiều chương trình khác như cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ…

Chiều 15/8, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo tình hình kinh tế-xã hội của TP.

Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh Nguyễn Đức Lệnh đã thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong năm 2024. Về chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp, trong 7 tháng năm 2024, TP đã hỗ trợ doanh nghiệp số tiền trên 350.000 tỷ đồng cho hơn 100.000 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Bản Việt là một trong nhiều ngân hàng tham gia gói tín dụng lâm sản, thủy sản năm 2024.

Về hình thức hỗ trợ do các ngân hàng thương mại (NHTM) tự nguyện giảm lãi suất, cho vay mới lãi suất phù hợp và tăng hạn mức tín dụng.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Lệnh, đối với chương trình cho vay bình ổn thị trường do Sở Công thương chủ trì, NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh phối hợp. Đến cuối tháng 7/2024, tổng dư nợ chương trình đạt 4.400 tỷ đồng, cho vay 15 doanh nghiệp bình ổn và 19 doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Đối tượng của chương trình là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tham gia chương trình bình ổn thị trường;

Đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ. Hiện nay có 6 dự án được UBND TP Hồ Chí Minh công bố theo danh mục; trong đó 1 dự án đã được giải ngân với hạn mức đạt 680 tỷ đồng, dư nợ đến cuối tháng 6/2024 đạt 170,14 tỷ đồng.

Đây là chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng do NHNN Việt Nam triển khai, trong đó chủ lực là 4 NHTM vốn Nhà nước (Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank). Năm 2024, bổ sung thêm các NHTM cổ phần tham gia chương trình với nguồn vốn 5.000 tỷ đồng/ngân hàng (VPBank, TPBank, Techcombank và MBBank). Đối tượng được vay vốn là pháp nhân, cá nhân đầu tư dự án (lãi suất từ ngày 1/7/2024-31/12/2024 là 7%/năm) và người mua nhà ở tại dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (lãi suất là 6,5%/năm).

Về lãi suất áp dụng thực hiện theo thông báo của NHNN, mức lãi suất cho vay của NHTM áp dụng đối với các khoản cho vay đối với khách hàng đầu tư dự án và mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ cho giai đoạn từ ngày 1/7/2024-31/12/2024.

Ông Nguyễn Đức Lệnh còn chia sẻ về gói tín dụng lâm sản, thủy sản 15.000 tỷ đồng (năm 2024 quy mô gói đạt 30.000 tỷ đồng). Đối tượng vay vốn của gói tín dụng là khách hàng có dự án hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thấp hơn tối thiểu từ 1-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn (ngắn hạn; trung, dài hạn) của chính ngân hàng cho vay áp dụng trong từng thời kỳ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: chắp cánh đặc sản Mường Lạn theo chuỗi hàng hóa

Điện Biên: chắp cánh đặc sản Mường Lạn theo chuỗi hàng hóa

22 Jul, 04:42 PM

Kinhtedothi - Không chỉ là sản phẩm bản địa giàu bản sắc, vịt cổ ngắn Mường Lạn (xã Mường Lạn, tỉnh Điện Biên) đang được chính quyền và người dân địa phương định hướng phát triển theo chuỗi giá trị hàng hóa, mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế nông thôn.

VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân

VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân

22 Jul, 03:43 PM

Kinhtedothi - Theo Thông tư 86/2024/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, từ tháng 7/2025, mã số thuế cá nhân và mã số thuế hộ kinh doanh sẽ được thống nhất bằng mã định danh cá nhân (số CCCD gắn chip hoặc mã định danh VNeID cấp độ 2). Thực hiện đúng theo quy định này, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) chính thức triển khai việc tự động cập nhật mã số thuế (MST) của khách hàng dựa trên mã định danh cá nhân.

Trợ lực để doanh nghiệp dẫn dắt nông nghiệp tuần hoàn

Trợ lực để doanh nghiệp dẫn dắt nông nghiệp tuần hoàn

22 Jul, 02:40 PM

Kinhtedothi - Việc thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam không thể tách rời lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển nông nghiệp xanh, tuần hoàn đã được ban hành và đạt được những kết quả nhất định. Song vẫn cần nhiều hơn trợ lực nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ