KTĐT - Trong không khí những ngày ra quân đầu xuân, ngày 23/2, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng đã đến thăm các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) Thăng Long.
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, đến nay tỷ lệ lấp đầy của KCN Thăng Long đạt 100% (với tổng diện tích 274 ha), chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản. KCN Thăng Long cũng là KCN hiện đại với hệ thống hạ tầng đồng bộ và bảo đảm các điều kiện về xử lý nước thải, vệ sinh môi trường. Với quy mô của một KCN công nghệ cao, KCN Thăng Long hiện thu hút hàng chục nghìn lao động.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp trong KCN này gặp không ít khó khăn, thậm chí, nhiều doanh nghiệp dự báo ảnh hưởng của cuộc suy thoái còn kéo dài đến năm 2010. Điều đó thể hiện khá rõ khi đến thăm Công ty Bemac panel manufawing Việt
Tại Công ty Sumitomo bakelite, doanh nghiệp chuyên sản xuất bản mạch dẻo phục vụ cho các ngành điện, điện tử, điện thoại di động, với hơn 2 nghìn lao động, doanh thu của công ty trong năm 2009 đạt hơn 80 triệu USD, không có lợi nhuận. Không chỉ chịu tác động của suy thoái kinh tế, doanh nghiệp còn phải chịu tác động từ việc cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp sản xuất cùng chung sản phẩm từĐài Loan, Hàn Quốc. Giá đơn hàng của nhiều hợp đồng cung cấp của doanh nghiệp buộc phải giảm, nhiều sản phẩm tồn kho... Trước những khó khăn gặp phải, để tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp đã đề ra chiến lược chuyển đổi công nghệ sang sản xuất các bản mạch cao cấp, nâng tính cạnh tranh của sản phẩm. Chính vì thế trong năm 2010, công ty mẹ của Sumitomo bakelite Việt Nam dự kiến sẽ cung cấp, chuyển giao những dây chuyền, máy móc hiện đại, đồng thời giảm thiểu số lượng quản lý người Nhật Bản bằng việc chuyển giao dần công nghệ cho kỹ sư Việt Nam. Công ty hy vọng từ sau tháng 3, công ty sẽ lấy lại được đà tăng trưởng cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Đánh giá cao những đóng góp của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Thăng Long trong phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, sản phẩm xuất khẩu, Phó chủ tịch Nguyễn Huy Tưởng nhấn mạnh, trong những tháng đầu năm 2010, tuy giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng thấp (thậm chí, theo Cục Thống kê Hà Nội trong tháng 2, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này giảm 12% so với năm 2009) nhưng TP luôn xác định đây là một trong những thành phần kinh tế chủ lực. Tuy các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long chưa có nhiều đóng góp vào ngân sách của thành phố (do đang trong thời gian được hưởng ưu đãi) nhưng lại có đóng góp không nhỏ trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế, tạo việc làm, sản phẩm xuất khẩu... cho Hà Nội. Phó chủ tịch cũng chia sẻ nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long đang gặp phải và khẳng định lãnh đạo TP Hà Nội luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, mong muốn các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, về phía các doanh nghiệp cũng cần bảo đảm quyền lợi của người lao động ngay cả khi gặp khó khăn. Có chính sách thu hút, tạo sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp. Mong muốn trong thời gian tới, KCN Thăng Long không chỉ là KCN công nghệ cao của Hà Nội mà còn là KCN xanh, đi đầu trong việc tạo các khoảng cây xanh và bảo vệ môi trường.
Đến tháng 2/2010, các khu công nghiệp (KCN) Hà Nội đã thu hút được 508 dự án, trong đó có 240 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 3.533 triệu USD và 268 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 11.160 tỷ đồng. Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cho biết, năm 2010 sẽ phấn đấu thu hút 180 triệu USD vốn đầu tư vào các KCN. |