Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều dự án “chạm trần” sở hữu khách nước ngoài

Kinhtedothi - Từ năm 2015, những sửa đổi trong Luật nhà ở cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam được đánh giá là một hình thức “xuất khẩu” bất động sản tại chỗ hiệu quả.
Theo Giám đốc bộ phận Kinh Doanh Nhà ở, Savills TP Hồ Chí Minh Nguyễn Khánh Duy, năm 2017, mãi lực từ khách ngoại tăng nhanh với nhiều dự án “chạm trần”. Động thái này đã tạo nên sự khác biệt rất lớn nếu so với số lượng chỉ khoảng 200 người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam trong suốt tám năm Luật Nhà ở 2005 được áp dụng.

30% giao dịch căn hộ

Hiện nay, về cơ bản, các thủ tục pháp lý về việc sở hữu bất động sản ở Việt Nam dành cho người nước ngoài đã nhận được phản hồi rất tích cực từ cả phía người bán lẫn người mua sau gần 3 năm triển khai. Theo quan sát của Savills chỉ riêng thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh, trong vòng 2 năm qua đã có hàng ngàn giao dịch thành công với khách hàng là người nước ngoài. Trong năm 2017, đã có rất nhiều dự án “chạm trần” sở hữu khách nước ngoài trong thời gian nhanh chóng.
 Số người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam có xu hướng tăng nhưng đa phần vẫn nhờ… người nhà đứng tên hộ.
Cụ thể hơn, một dự án nằm ở vị trí đắc địa của quận 2 được mở bán giai đoạn 2 thì hạn ngạch dành cho người nước ngoài đạt hơn 30% trong thời gian ngắn và còn nhiều khách nước ngoài không có được suất mua căn hộ. Khách hàng trong đợt mở bán này chủ yếu đến từ Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Dựa trên đánh giá chung, những dự án nằm ở vị trí chiến lược như quận 1 và quận 2, đặc biệt là khu vực Thảo Điền và Thủ Thiêm, với chủ đầu tư uy tín hiện nhận được sự quan tâm với tỉ lệ hấp thụ rất khả quan từ đối tượng khách nước ngoài. Trên thực tế, các dự án, sản phẩm thu hút người mua quốc tế chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp, đi kèm với đó là đòi hỏi về chất lượng công trình, dịch vụ trong quá trình tư vấn và bán hàng tương xứng cũng như khả năng đầu tư, cho thuê lại.

Vẫn “lác đác” sổ đỏ

Việc giới hạn số lượng căn hộ cho phép người nước ngoài sở hữu là rất quan trọng, với mục tiêu giảm thiểu và ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội nói chung. Theo thông tư 19/2016 / TT-BXD hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015 / NĐ-CP do Bộ Xây dựng ban hành, quy định về số lượng căn hộ mà người nước ngoài được phép sở hữu nhằm thắt chặt các thủ tục bán lại, tăng tính minh bạch của quy trình thực hiện các thủ tục giấy tờ và hành chính bất động sản.

Tuy vậy, việc điều chỉnh giới hạn phù hợp một số loại hình bất động sản ở vài khu vực có nhu cầu đặc biệt hơn, như bất động sản nghỉ dưỡng hay chung cư hạng A, cũng là một hướng cân nhắc, bởi sự linh động về mặt phạm vi giới hạn thay vì một giới hạn cố định sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy thị trường. Nhất là khi Việt Nam đang có tầm khoảng hơn 82.000 người nước ngoài sinh sống và làm việc, cũng như hơn 4 triệu kiều bào với mối quan tâm đặc biệt mang tên “quê hương”.

Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền, Đoàn Luật sư Hà Nội, sau vài năm Luật Nhà ở 2014 sửa đổi, nhiều khách nước ngoài đã bày tỏ sự quan tâm đến thị trường BĐS tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tuy vậy, số lượng sổ đỏ được cấp cho tổ chức và cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam còn tương đối thấp, nếu so với sự quan tâm và nhu cầu của khách hàng. Những tác nhân giới hạn số lượng này có thể kể đến quy trình cấp sổ đỏ cần được phổ biến rộng rãi hơn, thay vì tập trung ở một vài khu vực trung tâm. Việc người nước ngoài chưa nắm bắt rõ thủ tục pháp lý ở Việt Nam, và ngược lại, công tác hành chính tại một số địa phương còn chưa quen thuộc với khách nước ngoài đều tạm gọi là những rào cản có thật trong thời điểm này.
Ngoài ra, để tìm kiếm được dự án bất động sản phù hợp, nhà đầu tư nước ngoài nên làm việc qua đơn vị tư vấn quốc tế có mạng lưới văn phòng, chi nhánh ở nhiều quốc gia để đảm bảo các thắc mắc về pháp lý cũng như thủ tục mua bán được giải đáp cụ thể nhất và có khi không mất chi phí phụ thêm. Tại những đơn vị có kinh nghiệm và uy tín, khả năng giao tiếp tốt với khách hàng bằng nhiều ngôn ngữ cũng là một điểm cộng, giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc của khách hàng. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên hiểu rõ về ngân sách, cũng như những yêu cầu cụ thể của bản thân dành cho những dự án mình quan tâm, để có được thông tin tư vấn chi tiết nhất.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá heo hơi hôm nay 5/7: đi ngang tại cả ba miền

Giá heo hơi hôm nay 5/7: đi ngang tại cả ba miền

05 Jul, 06:22 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 5/7 tạm chững lại trên cả trước, không có địa phương nào điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hôm qua, dao động trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 5/7: giao dịch lúa khô chậm

Giá lúa gạo hôm nay 5/7: giao dịch lúa khô chậm

05 Jul, 06:21 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 5/7 tại thị trường trong nước ít biến động. Thị trường lượng ít, gạo các loại trong nước và xuất khẩu bình ổn, lúa chững giá.

Giá lúa gạo hôm nay 4/7: lúa tươi tiếp đà tăng

Giá lúa gạo hôm nay 4/7: lúa tươi tiếp đà tăng

04 Jul, 07:10 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 4/7 tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng nhẹ 100 đồng/kg với mặt hàng lúa. Thị trường giao dịch gạo khởi sắc, kho mua đều.

Hoàn thiện khung pháp lý về định danh điện tử đối với livestream bán hàng

Hoàn thiện khung pháp lý về định danh điện tử đối với livestream bán hàng

03 Jul, 07:50 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã làm rõ hơn quy định về chuyển trách nhiệm kê khai và nộp thuế từ hàng triệu cá nhân kinh doanh sang các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử và các tổ chức cung cấp nền tảng số có chức năng hỗ trợ thanh toán.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ