Nhìn từ một buổi sinh hoạt chuyên đề tại phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm)

An Thanh - Công Thọ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chi bộ Tổ dân phố số 1, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã chọn chuyên đề sinh hoạt tháng 6/2022: “Trách nhiệm Đảng viên tham gia Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng của các thế lực thù địch trên không gian mạng”.

Sinh hoạt chuyên đề tại phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm)

Thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc đảng bộ Hà Nội trong tình hình mới” mới đây Quận ủy Hoàn Kiếm đã triển khai đề án số 02-ĐA/QU “Nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh toàn diện”.

Buổi sinh hoạt Chi bộ tổ dân phố số 1 (Đảng bộ phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm) với nhiều ý kiến tập trung trao đổi, thảo luận dân chủ, trách nhiệm, có tính xây dựng cao
Buổi sinh hoạt Chi bộ tổ dân phố số 1 (Đảng bộ phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm) với nhiều ý kiến tập trung trao đổi, thảo luận dân chủ, trách nhiệm, có tính xây dựng cao

Vai trò của cấp ủy

Điều đáng nói là Chi bộ Tổ dân phố số 1, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm phần lớn là các cô, bác cao tuổi lại chọn một chuyên đề liên quan đến an ninh mạng để bàn bạc, thảo luận.

Tưởng như, do hạn chế về tuổi tác những vấn đề về “không gian mạng” sẽ không mấy thu hút sự quan tâm của những người cao tuổi, nhưng thực tế là diễn ra ngược lại. Điều này cho thấy vai trò của bí thư chi bộ và cấp ủy khi lựa chọn chuyên đề sinh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể.

Phần lớn người cao tuổi Thủ đô, trong đó có phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm đều được con cháu, hoặc tự bỏ tiền lương hưu để sắm cho mình một chiếc smartphone để đọc, xem tin tức, hoặc giải trí, thưởng thức nghệ thuật...

Smartphone đã trở thành “người bạn già” của các cụ ông, cụ bà, sợi dây nối người cao tuổi với cộng đồng bởi lý do sức khỏe, không phải ai cũng có thể ra công viên, nơi công cộng thăm hỏi, trò chuyện với người thân.

Đảng viên Nguyễn Hồng Quân: "Phải phân biết được đâu là trang thông tin chính thống, trang tham khảo". Ảnh CT
Đảng viên Nguyễn Hồng Quân: "Phải phân biết được đâu là trang thông tin chính thống, trang tham khảo". Ảnh CT

Ở nước ta, việc sử dụng internet, mạng xã hội ngày càng phổ biến. Các mạng xã hội được người dùng Việt Nam sử dụng phổ biến là Facebook, Zalo, Youtube, tiktok, Instagram...

Tuy nhiên, do tính chất mở, với đặc trưng tự do, không mấy bị kiểm soát, nội dung đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xóa nhoà ranh giới giữa thực và ảo, vì vậy không gian mạng mang đến không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng đã và đang trở thành công cụ để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, chuyển hóa chính trị, khủng bố.

Đảng viên Bùi Đức Biên cho rằng, các đảng viên phải tự trau dồi, rèn luyện, nâng cao kiến thức, bản lĩnh để biết đâu là thôn tin xây dựng, đâu là bịa đặt chống phá để không bị sa đà vào thông tin không chính xác trên mạng.
Đảng viên Bùi Đức Biên cho rằng, các đảng viên phải tự trau dồi, rèn luyện, nâng cao kiến thức, bản lĩnh để biết đâu là thôn tin xây dựng, đâu là bịa đặt chống phá để không bị sa đà vào thông tin không chính xác trên mạng.

Trên mặt trận tư tưởng, các thế lực thù địch, phản động chủ yếu qua các phương tiện truyền thông, internet, blog, mạng xã hội... để liên tục phát tán những thông tin xấu, độc, xuyên tạc, chống phá gây tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trận chiến không có tiếng súng

Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 1 (Đảng bộ phường Phan Chu Trinh) Nguyễn Văn Hiệp khẳng định: “Đây là một trận chiến không có tiếng súng, không có hồi kết mà các đảng viên, trong đó có các đảng viên cao tuổi chúng tôi phải tham gia, làm rõ và vạch mặt các thủ đoạn của bọn phản động cho bà con biết và nhận thức rõ vấn đề”.

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa 

Các đảng viên tham gia buổi sinh hoạt đã nhận diện và chỉ ra hàng chục trang thông tin, kênh video... phát tán thông tin không chính xác, không có tính xây dựng.

Thậm chí có nhiều trang web mạo danh các đồng chí lãnh đạo, một số nhân vật được xã hội chú ý hoặc nhân danh “đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực”, “bảo vệ môi trường”, “phản biện xã hội”,… để trích dẫn, bình luận, xuyên tạc, đưa tin không chính xác.

Điểm thống nhất chung trong buổi sinh hoạt chuyên đề tại chi bộ là các đảng viên đều thống nhất, đây thực sự là một mặt trận quan trọng và không thể buông lỏng.

Người chủ trì sinh hoạt - Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 1, Đảng bộ phường Phan Chu Trinh Nguyễn Văn Hiệp (bên trái) đã tạo được bầu không khí cởi mở, dân chủ
Người chủ trì sinh hoạt - Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 1, Đảng bộ phường Phan Chu Trinh Nguyễn Văn Hiệp (bên trái) đã tạo được bầu không khí cởi mở, dân chủ

Đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng hiện nay là vấn đề khách quan, nhiệm vụ trọng yếu. Để người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ định hướng đúng, đòi hỏi mọi người trong đó có các đảng viên cao tuổi phải luôn nhận thức đầy đủ những thách thức và yêu cầu của nhiệm vụ, xây dựng bản lĩnh, trách nhiệm và quyết tâm cao, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng trước tình hình mới.

Với trách nhiệm và tấm huyết, đảng viên Nguyễn Hồng Quân, Tổ dân phố số 1, phường Phan Chu Trinh chia sẻ kinh nghiệm phân biệt trang thông tin chính thống như báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, VTV, Truyền hình Quốc hội, hay ở địa phương Hà Nội có báo Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội... và những trang tham khảo. 

Quang cảnh sinh hoạt Chi bộ tổ dân phố số 1, Đảng bộ phường Phan Chu Trinh
Quang cảnh sinh hoạt Chi bộ tổ dân phố số 1, Đảng bộ phường Phan Chu Trinh

Đối với các trang tham khảo, trước các thông tin nóng, độc, lạ cần phải kiểm chứng trước chia sẻ, kể lại cho người khác nghe.

Bởi người dân đang đặt lòng tin vào các đảng viên, nếu chúng ta không kiểm chứng nguồn tin lại trở thành kẻ tiếp tay cho kẻ thù, vi phạm phát luật. Đảng viên Đinh Đức Sinh cho rằng đây là ý kiến hoàn toàn xác đáng, nếu không tỉnh táo chúng ta vô tình trở thành tuyên truyền viên cho các trang thông tin chống phá, thiếu tính xây dựng.

Phát biểu nêu vấn đề làm thế nào để kiểm chứng nội dung thông tin? Đảng viên Bùi Đức Biên lại cho rằng, các Đảng viên phải luôn tự trau dồi, rèn luyện, nâng cao kiến thức, bản lĩnh để biết đâu là thôn tin xây dựng, đâu là bịa đặt chống phá để không bị sa đà vào thông tin không chính xác trên mạng.

Đảng viên Nguyễn Hữu Nền phát biểu
Đảng viên Nguyễn Hữu Nền phát biểu

Khi nói về chủ đề chi bộ đưa ra sinh hoạt chuyên đề, đảng viên Nguyễn Hữu Nền đồng tình về việc chi ủy đã lựa chọn vấn đề khó, bổ ích và được nhiều người quan tâm khi công nghệ, điện thoại hiện nay phổ biến, ai cũng dễ dàng xem thông tin trên mạng.

"Đây là vấn đề không mới, nhưng nếu không đưa ra bàn bạc, thảo luận thì sẽ có những đảng viên, thậm chí những đảng viên lâu năm vẫn không xác định được luồng tin chính thống dẫn đến phát tán thông tin độc, hại", đảng viên Nguyễn Hữu Nền nói.

Theo ông, thông tin trên mạng internet rất phong phú, rộng mở nhưng là người đảng viên phải biết phân biệt rõ, biết so sánh để xác định được đúng sai...

Tại buổi sinh hoạt, các đảng viên cũng nhận xét người chủ trì sinh hoạt chi bộ đã tạo được bầu không khí cởi mở, dân chủ, làm cho đảng viên thấy việc tham gia sinh hoạt, phát biểu ý kiến không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi.

Góc nhìn thẳng

Để cập đến vấn đề sinh hoạt chuyên đề của các chi bộ, Bí thư Đảng ủy phường Phan Chu Trinh Nguyễn Minh Thanh cho biết: “Thực tế, từ buổi sinh hoạt của Chi bộ tổ dân phố số 1 cho thấy tính thực tiễn, sự cần thiết của Đề án số 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Thành ủy Hà Nội và Đề án số 02-ĐA/QU của Quận ủy Hoàn Kiếm".

Trong quá trình tổ chức sinh hoạt, các chi bộ đã thực hiện đầy đủ các bước trình tự, nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ theo quy định, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên về sinh hoạt chi bộ hằng tháng...

Buổi sinh hoạt đáng nhớ của Chi bộ tổ dân phố số 1, Đảng bộ phường Phan Chu Trinh
Buổi sinh hoạt đáng nhớ của Chi bộ tổ dân phố số 1, Đảng bộ phường Phan Chu Trinh

"Thời gian tới, Đảng ủy phường chúng tôi sẽ tiếp tục rút kinh nghiệm, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các chi bộ đăng ký các chuyên đề phù hợp với tình hình để nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng trên địa bàn”.

Những thực tế đã và đang diễn ra tại các chi bộ thuộc quận Hoàn Kiếm đã có thấy Đề án số 11-ĐA/TU của Thành ủy Hà Nội đã giúp cho các buổi sinh hoạt chi bộ trở nên sát thực hơn cho các tổ chức Đảng, nâng cao vai trò của các Đảng viên.