Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhu cầu nhân lực lớn

Kinhtedothi - “Thông thường sau khi ra trường, lương khởi điểm của các em từ 5 triệu đồng trở lên. Sau một thời gian, lương của các em có thể đạt 7 triệu, 10 triệu, 15 triệu đồng, thậm chí có em có mức lương 25 - 30 triệu đồng” - PGS.TS Vũ Huy Đại - Chủ nhiệm khoa Công nghệ chế biến lâm sản (Công nghệ gỗ), ĐH Lâm nghiệp Việt Nam cho hay.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ gỗ cũng giống như các ngành kỹ thuật khác có thể làm việc trong các nhà máy chế biến gỗ tại khu công nghiệp, các công ty thiết kế đồ gỗ nội ngoại thất, các cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu về gỗ và sản phẩm gỗ trên địa bàn cả nước. Với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2014 đạt 6,3 tỷ USD, Việt Nam đang là quốc gia xếp thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ, với hơn 4.000 DN chế biến gỗ. Do đó, nhu cầu nhân lực của ngành Công nghệ gỗ rất lớn. Minh chứng cụ thể là năm học vừa qua, có đến 90% sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ gỗ của ĐH Lâm nghiệp tìm được việc làm sau 6 tháng ra trường. Các em có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Nhiều em đã thành lập công ty và rất thành công. Bởi trước đó, các em được nhà trường trang bị những kiến thức kỹ thuật công nghệ, phương pháp làm việc khoa học, trình độ tin học, ngoại ngữ. “Nếu có trình độ ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh, chúng tôi tin rằng các em có thể tìm được việc làm ở các công ty liên doanh với nước ngoài, thậm chí ở nước ngoài. Việt Nam hiện nay có trên 450 DN FDI hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, nên các em có rất nhiều cơ hội” - ông Đại khẳng định.

Chia sẻ về ưu thế của chương trình đào tạo ngành Công nghệ gỗ ở ĐH Lâm nghiệp, ông Đại cho hay: “Trong hơn 50 năm qua, ngành đã đào tạo được trên 4.000 kỹ sư. Chúng tôi có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, gồm 5 GS và PGS, 19 TS, ngoài ra có các giảng viên thỉnh giảng từ nhiều DN. Chúng tôi có quan hệ quốc tế với một số trường ĐH trong lĩnh vực chế biến gỗ ở các nước Đức, Nhật, Hungary, Trung Quốc... Quan điểm của chúng tôi là đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn, cơ hội việc làm của các em là thước đo cho chất lượng đào tạo”. Và để thành công trong việc học và làm việc đúng nghề Công nghệ gỗ đạt hiệu quả, ông Đại cho rằng, các em cần phải rèn luyện ngay khi còn học tại trường ĐH những đức tính cần thiết như chịu khó, ham học hỏi, kiên trì.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: tỷ lệ chọi của 15 trường THPT công lập hot

Hà Nội: tỷ lệ chọi của 15 trường THPT công lập hot

13 May, 09:32 PM

Kinhtedothi – Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường THPT tại kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có một số biến động so với năm trước nhưng hầu hết các trường THPT hot vẫn có số lượng dự tuyển cao.

Đề xuất tăng ưu đãi cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học

Đề xuất tăng ưu đãi cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học

13 May, 07:42 PM

Kinhtedothi – Nhằm tạo hành lang pháp lý để các địa phương triển khai chính sách một cách đồng bộ, công bằng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ chân nhân sự, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đề xuất tăng phụ cấp, ưu đãi cho giáo viên mầm non, dự bị đại học và nhân viên trường học.

Nỗ lực củng cố kiến thức, hỗ trợ tinh thần cho học sinh lớp 9

Nỗ lực củng cố kiến thức, hỗ trợ tinh thần cho học sinh lớp 9

13 May, 03:21 PM

Kinhtedothi – Hơn 20 ngày nữa, kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Thời điểm này, hàng trăm nghìn học sinh lớp 9 tại Hà Nội đang nỗ lực ôn tập để củng cố kiến thức trong giai đoạn nước rút. Bên cạnh các em, cha mẹ, thầy cô luôn quan tâm sát sao để cổ vũ tinh thần.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ