Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những cây cầu trên hành trình về “đất Tổ Hùng Vương”

Kinhtedothi - Những cây cầu nối liền tỉnh Phú Thọ với các tỉnh, TP lân cận không chỉ đơn thuần là công trình hạ tầng phục vụ nhu cầu đi lại mà còn mang ý nghĩa lớn về văn hóa, lịch sử. Và hơn hết là nối những hành trình của triệu con dân về với “đất Tổ Hùng Vương”.
Cầu Văn Lang. Ảnh: Phạm Hùng

Cầu Văn Lang - cây cầu mơ ước

Một trong những cây cầu được chờ đợi nhất phải kể đến là Văn Lang, nối liền huyện Ba Vì, TP Hà Nội với TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cầu Văn Lang có tổng vốn đầu tư hơn 1.460 tỷ đồng, khởi công vào ngày 1/8/2016, nối QL32 với QL32C theo hình thức hợp đồng BOT.

Cầu Văn Lang bắc qua sông Hồng và đường dẫn hai đầu cầu xây dựng trên địa phận các xã Phú Sơn, Thái Hòa, Phú Đông, Vạn Thắng, Phú Cường của huyện Ba Vì và phường Thọ Sơn, TP Việt Trì. Tổng chiều dài cầu và đoạn tuyến chính đường hai đầu cầu khoảng 9,46km. Trong đó, chiều dài đường dẫn phía Phú Thọ khoảng 0,26km, chiều dài cầu vượt sông khoảng 1,55km, chiều dài đường dẫn phía Hà Nội khoảng 7,54km.

Có thể nói, sự có mặt của cầu Văn Lang mang ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông nối liền Hà Nội và Phú Thọ. Trước khi cây cầu này ra đời, người dân muốn đi lại hai bên bờ sông Hồng chỉ có một cách duy nhất là đi phà. Việc cầu Văn Lang được đưa vào khai thác, sử dụng đã tạo ra mạng lưới giao thông đồng bộ vùng Tây Bắc, góp phần giảm mật độ phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến quốc lộ trong khu vực; mở rộng, lan tỏa vùng động lực của Thủ đô Hà Nội, đáp ứng nhu cầu giao thương, giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc.

Cùng với đó, tạo đà khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ, tạo điều kiện cho đồng bào cả nước, khách quốc tế và kiều bào ở nước ngoài hàng năm hành hương về nguồn cội, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng; tham quan, du lịch tại các khu du lịch nổi tiếng như Đảo Ngọc Xanh, Đầm Long, Suối Tiên, Vườn Quốc gia Ba Vì, Thác Đa.

Cầu Việt Trì.

Cầu Việt Trì - chứng nhân lịch sử

Nằm ở cửa ngõ phía Nam TP Việt Trì, cầu Việt Trì - một biểu tượng độc đáo và hiếm có không thể không nhắc đến mỗi khi nhớ về TP ngã ba sông. Cây cầu độc đáo bởi kết hợp cả đường sắt và đường bộ được tổ chức lưu thông ngược chiều. Hiện ở Việt Nam chỉ có hai cây cầu như vậy là cầu Long Biên (Hà Nội) và cầu Việt Trì (Phú Thọ).

Nằm trên tuyến QL32 huyết mạch, cây cầu đã trở thành mục tiêu mà “địch quyết phá còn ta quyết giữ” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Cây cầu Việt Trì đầu tiên nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc được xây dựng từ năm 1901, cùng với cầu Long Biên ở Hà Nội, trong chiến lược khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Bị chiến tranh tàn phá, cuối năm 1955, cầu Việt Trì được xây dựng lại.

Ngày 12/2/1956, Bác Hồ đã đến thăm và chúc Tết toàn thể cán bộ, công nhân Việt Nam và chuyên gia Trung Quốc đang làm việc tại công trường khôi phục cầu Việt Trì. Đến năm 1992, một cây cầu mới được dựng lên, giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc và văn hóa, tiếp nối dòng chảy hàng nghìn năm lịch sử, miệt mài thực hiện sứ mệnh nối hai bờ sông Lô, nối Thủ đô kháng chiến với Thủ đô của cả nước, nối quá khứ với hiện tại, nhắc nhở mỗi người dân đất Tổ luôn tự hào về truyền thống anh hùng của quê hương.

Năm 2013, Dự án cầu Hạc Trì có tổng mức đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng, được khởi công xây dựng, gồm các hạng mục đường dẫn đầu cầu, cầu vượt đường sắt, cầu vượt kênh và trạm thu phí. Công trình có tốc độ thiết kế 80km/giờ; chiều rộng nền đường 24m, thiết kế 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp, dải phân cách giữa và dải an toàn; xây dựng một trạm thu phí gồm 6 làn xe cơ giới trong đó có 2 làn xe quá khổ, với công nghệ một dừng có thể nâng cấp lên không dừng.

Ngày 19/5/2015, cầu Hạc Trì chính chức được thông xe. Sự có mặt của cầu Hạc Trì đã tạo điều kiện thuận lợi cho hành trình trở về nguồn cội của đồng bào cả nước và kiều bào nước ngoài tới thăm quan và dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu di tích Lịch sử quốc gia Đền Hùng. Đặc biệt, cầu Hạc Trì đã góp phần rất lớn để giảm tải cho cầu Việt Trì – một trong những cây cầu có ý nghĩa lịch sử, văn hóa to lớn của tỉnh Phú Thọ.

Cầu Đồng Quang vượt sông Đà

Cầu Đồng Quang được chính thức thi công từ tháng 11/2014. Công trình có điểm đầu nối với ĐT.414 thuộc địa phận xã Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội; điểm cuối dự án giao với đường Trung Thịnh - Hoàng Xá thuộc địa phận xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Dự án được đầu tư xây dựng theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), quy mô đầu tư xây dựng: Phần cầu chính dài 746m, bề rộng cầu 10m; Đường dẫn hai đầu cầu dài 1.451m, trong đó, đường dẫn phía Hà Nội dài 225m, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng; Đường dẫn phía Phú Thọ dài 1.226m, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi; Công trình được xây dựng với tổng mức đầu tư là 510,6 tỷ đồng.

Sau 13 tháng thi công, ngày 20/12/2015, cầu Đồng Quang chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng. Công trình đưa vào khai thác sử dụng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với giao thông đường bộ từ Thủ đô Hà Nội đến các tỉnh vùng Tây Bắc đồng thời đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo Nhân dân các địa phương sinh sống hai bên tả, hữu ngạn sông Đà.

Cầu Đồng Quang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ đối với tỉnh Phú Thọ mà còn với nhiều tỉnh miền núi phía Tây Bắc và Thủ đô Hà Nội. Đi vào sử dụng, cầu Đồng Quang sẽ kết nối Tỉnh lộ 414 của Hà Nội với Tỉnh lộ 317 của Phú Thọ; góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, kết nối Phú Thọ với Thủ đô Hà Nội và giao thông trong vùng; khai thác tiềm năng du lịch dịch vụ các huyện phía Tây Nam của tỉnh.

Khi hoàn thành, cầu Đồng Quang góp thêm phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội và khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.

T&T Group đầu tư 35.000 tỷ đồng vào sân golf tại Phú Thọ

T&T Group đầu tư 35.000 tỷ đồng vào sân golf tại Phú Thọ

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
"Quy hoạch ngược” và bài toán quản lý

"Quy hoạch ngược” và bài toán quản lý

28 Mar, 10:13 AM

Kinhtedothi - Quy hoạch phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (Transit Oriented Development - TOD) có một cách tiếp cận mới gọi là “quy hoạch ngược”, chấm dứt tình trạng giao thông chạy theo đô thị.

Vướng mắc giải phóng mặt bằng: tiến độ nhiều dự án vẫn rất chậm

Vướng mắc giải phóng mặt bằng: tiến độ nhiều dự án vẫn rất chậm

23 Mar, 05:26 AM

Kinhtedothi - Sau chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ một số dự án giao thông trọng điểm, nhưng nhiều dự án vẫn ách tắc nhiều năm, chưa có tiến triển rõ rệt. Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) là sức cản chính khiến tiến độ nhiều công trình chậm thấy rõ.

Đột phá trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Đột phá trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

16 Mar, 05:46 AM

Kinhtedothi - Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ đầu năm 2025 đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Để hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới cũng đòi hỏi tư duy, nhận thức, phương pháp, cách làm mới, quyết liệt và tinh nhuệ hơn.

Vì sao nhu cầu thị trường cao nhưng giao dịch chưa nhiều?

Vì sao nhu cầu thị trường cao nhưng giao dịch chưa nhiều?

15 Mar, 07:35 PM

Kinhtedothi - Ngay từ những ngày đầu năm 2025, thị trường bất động sản (BĐS) đã chứng kiến hàng loạt các dự án lớn được mở bán, triển khai đầu tư, cũng như khởi động trở lại sau một thời gian dài nằm “đắp chiếu”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ