80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những dấu hiệu phục hồi trong xuất khẩu nông sản

Kinhtedothi - Dù tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu nông lâm sản vẫn giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014, song tín hiệu đáng mừng là, trong 2 tháng gần đây, xuất khẩu đã tăng trưởng dương.
Tăng trưởng dương từ tháng 5/2015, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, 6 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm của xuất khẩu đã giảm đáng kể. Cụ thể, nếu quý I/2015, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản giảm tới 13,2%, thì tính chung 2 quý đầu năm, xuất khẩu toàn ngành chỉ còn giảm 2,8%. Đặc biệt, vài tháng gần đây, xuất khẩu có dấu hiệu phục hồi.

“Xuất khẩu 6 tháng đầu năm giảm 2,8% so với cùng kỳ, song tăng trưởng đã có cải thiện trong những tháng gần đây. Cụ thể, xuất khẩu nông sản tháng 5/2015 đạt hơn 2,7 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2014 chỉ là 2,5 tỷ USD”, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay.

Theo số liệu thống kê, một số mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng khá mạnh so với cùng kỳ, như hạt điều (tăng 28,2%), hạt tiêu (giảm 18,2% về khối lượng, nhưng tăng 6,1% về giá trị), gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 8%), sắn và các sản phẩm từ sắn (tăng 50,5% về khối lượng và tăng 42,6% về giá trị)…
háng gần đây, xuất khẩu đã tăng trưởng dương.
Tuy nhiên, tính đến giữa năm 2015, vẫn còn 5/12 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính có giá và kim ngạch xuất khẩu giảm, đó là: chè, cao su, gạo, cà phê, thủy sản.

Tuy xuất khẩu giảm khá mạnh, song đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, theo quy luật, xuất khẩu thủy sản thường giảm vào nửa đầu năm và tăng mạnh trở lại vào những tháng cuối năm. Vì vậy, khả năng năm nay xuất khẩu thủy sản vẫn đạt mục tiêu đề ra.

Dù vậy, theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP, tỷ giá là một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản sụt giảm. Những tháng đầu năm nay, tỷ giá USD biến động mạnh, nhiều nhà nhập khẩu liên tục ép doanh nghiệp xuất khẩu nước ta giảm giá.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng than phiền rằng, hiện có quá nhiều thủ tục kiểm dịch liên quan đến xuất khẩu, khiến chi phí giá thành sản phẩm bị đội lên nhiều, gây khó khăn cho xuất khẩu.

Được biết, kế hoạch của Bộ NN&PTNT đặt ra trong năm nay là xuất khẩu 32 tỷ USD. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Võ Thành Đô, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho rằng, đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì nhu cầu nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam trên thế giới đã chạm ngưỡng và phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều đối thủ.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn của nông sản Việt

Điểm dễ nhận thấy trong xuất khẩu nông - lâm - thủy - hải sản những tháng đầu năm là Nhật Bản, Mỹ, EU vẫn là những thị trường chính, song đây cũng là những thị trường có tốc độ sụt giảm đáng kể. Trong khi đó, nhiều thị trường mới lại có sự tăng trưởng khả quan như Malaysia, Anh, Thái Lan, Singapore, Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất…

Điều đáng chú ý nữa là, thị trường Trung Quốc ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xuất khẩu nông - lâm - thủy - hải sản nước ta. Cụ thể, Trung Quốc hiện chiếm tới 36% thị phần xuất khẩu gạo nước ta, dù xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm 2015 giảm 19,61% về khối lượng và giảm 22,61% về giá trị so với cùng kỳ. Tương tự, thị trường này cũng chiếm tới 40% tổng lượng cao su và 85% sản lượng sắn lát xuất khẩu của Việt Nam. Với sản phẩm gỗ, Trung Quốc hiện là một trong 3 nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Liên quan ý kiến cho rằng, xuất khẩu nông sản nước ta đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết: “Trung Quốc là thị trường lớn, rất nhiều nước muốn đẩy mạnh quan hệ buôn bán với Trung Quốc, trong khi Việt Nam có lợi thế là nước láng giềng, có thị hiếu tương tự, nên cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, cả về tiểu ngạch lẫn chính ngạch. Bộ NN&PTNT đang tích cực làm việc với các cơ quan liên quan của Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc”.

Cũng theo Bộ trưởng, bên cạnh đẩy mạnh xuất khẩu và tháo gỡ các khó khăn của thị trường Trung Quốc, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với các bộ, ngành tìm cách mở rộng thêm thị trường xuất khẩu nông sản, giảm bớt rủi ro khi phụ thuộc vào một thị trường.

Trước những diễn biến thị trường hiện nay, Bộ NN&PTNT cho biết, trong 6 tháng cuối năm, Bộ sẽ tập trung vào 3 giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Thứ nhất, chỉ đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng có thể mở rộng thị trường tiêu thụ. Thứ hai, làm việc với các thị trường để tháo gỡ khó khăn vướng mắc về rào cản kỹ thuật, nhằm mở rộng xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các FTA đã được ký kết. Thứ ba, đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ