Hà Nội và các địa phương đang chạy đua theo thời gian để kiểm tra chi tiết các công việc lớn nhất cho sự kiện thể thao lớn nhất khu vực.
Vé miễn phí, trừ bóng đá
Được biết Hà Nội và 11 địa phương tổ chức các môn thi đấu sẽ quyết định phương án quản lý, phát hành giấy mời hoặc vé các sự kiện diễn ra tại địa phương mình, đảm bảo các nguyên tắc sau: Ưu tiên số 1 cho Ban tổ chức số lượng giấy mời hoặc bố trí sẵn các vị trí ưu tiên để mời VIP, trưởng các đoàn thể thao, Ban tổ chức, nhà tài trợ của Ban tổ chức, Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các đoàn thể thao, các đối tượng khác (nếu có).
Về khâu phát hành vé, Ban tổ chức SEA Games 31 khuyến khích các Ban tổ chức địa phương tạo điều kiện cho người dân vào xem miễn phí để cổ vũ các môn, từ đó lan tỏa tinh thần thể thao theo thông điệp của đại hội “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn”.
Do điều kiện thời gian, SEA Games 31, cả điền kinh và bơi lội những môn Olympic cơ bản cùng diễn ra cùng lúc từ ngày 14 – 19/5, đây là điều khác biệt so với các đại hội thể thao khác. Điều này khiến khán giả Hà Nội và những ai quan tâm theo dõi 2 môn thi này qua truyền hình khó lòng quan sát các VĐV thi đấu bùng nổ cùng lúc. Đơn giản là kể cả giờ thi đấu cũng khá khớp nhau, buổi sáng từ 9 giờ, buổi chiều điền kinh từ 16 - 20 giờ, còn bơi lội chung kết từ 18 - 20 giờ.
Hơn 3.000 trọng tài
Ban tổ chức SEA Games 31 cho biết sẽ có khoảng hơn 3.000 trọng tài, nhân viên kỹ thuật giúp việc sẽ làm nhiệm vụ tại 40 môn thi của đại hội. Trong đó có 1.290 trọng tài quốc và 2.085 trọng tài Việt Nam tham gia điều hành tại SEA Games 31.
Điều khá bất ngờ là AFC lại không sử dụng trọng tài khu vực Đông Nam Á tại các SEA Games với lý do cần phải có đội ngũ cầm còi đến từ các nền bóng đá tiên tiến trong châu lục để đảm bảo tính công bằng, khách quan cho các cuộc tranh tài tại đại hội. Nhưng nếu các trọng tài Việt Nam chịu khó quan sát các trận đấu tại SEA Games lần này cũng có điều kiện học hỏi và nâng cao trình độ tay nghề.