Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những điều kiện tiên quyết để đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số

Kinhtedothi - Mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn tới nhằm tăng cường năng lực nội sinh, sức chống chịu, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tạo dựng vị thế xứng đáng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới". Sự kiện thu hút sự tham gia của 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp (DN).

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thu Giang

Thể chế dung hợp, kinh tế thị trường, Nhà nước kiến tạo

Chia sẻ tại hội thảo, TS Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khẳng định, Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển có tính chất quyết định vận mệnh của đất nước. Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mục tiêu đến năm 2030 là trở thành nước công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

Để hiện thực hóa khát vọng đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là Việt Nam phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục, ổn định và bền vững trong các thập niên tới. Trong đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn tới không chỉ là tham vọng mà còn tăng cường năng lực nội sinh, sức chống chịu, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tạo dựng vị thế xứng đáng của Việt Nam trên trường quốc tế.

TS Vũ Thành Tự Anh - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng, chuyển hóa cơ cấu là chìa khóa cho tăng trưởng cao. Trong đó, 3 trụ cột nền tảng của chuyển hóa cơ cấu, gồm: thể chế dung hợp, kinh tế thị trường và Nhà nước kiến tạo. Đặc biệt, Nghị quyết 68 mới được ban hành đã xác định khu vực kinh tế tư nhân là trung tâm của quá trình phát triển và là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên, để khu vực tư nhân phát huy được vai trò này, cần đồng thời xây dựng một Nhà nước kiến tạo và phát triển. Khi tái định vị vai trò trung tâm của DN tư nhân thì cũng cần đặt lại vai trò trung tâm của bộ máy thiết kế, thực thi chính sách, đội ngũ công chức. Theo đó, tăng cường năng lực Nhà nước để có thể điều phối, quản lý kinh tế ngày càng hiệu quả trong một nền kinh tế ngày càng trở nên phức tạp, không chỉ ở bên ngoài mà cả bên trong.

TS Vũ Thành Tự Anh đề xuất xây dựng "năng lực động" cho Nhà nước (năng lực học hỏi, thử nghiệm, thích nghi và hợp tác giữa các bộ ngành, lĩnh vực và các cấp chính quyền). Bởi, nếu thiếu các năng lực này, các cải cách và chính sách dù giàu tham vọng cũng có nguy cơ bị phân mảnh, ngắn hạn hoặc rơi vào sự chi phối của các nhóm lợi ích. Ngoài ra, việc quản lý rủi ro địa kinh tế, địa chính trị quốc tế và vĩ mô trong nước cũng vô cùng quan trọng.

Cải cách thể chế, phát triển doanh nghiệp tư nhân

Quan tâm các giải pháp về thể chế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, điều kiện tiên quyết để đạt tăng trưởng hai con số đó là đầu tư xã hội, GDP phải đạt tối thiểu 40%, hiệu quả đầu tư phải tăng, ICOR (hệ số đầu tư tăng trưởng) hiện nay phải giảm từ 6 xuống thấp hơn hoặc bằng 4.

Sản xuất công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Ảnh minh họa

Vị này khuyến nghị, cần theo đuổi chính sách tài khóa mở rộng; nếu bội chi giới hạn là không quá 5% thì tiết kiệm của Chính phủ phải đạt ít nhất 3% bằng cách giảm, tiết kiệm chi thường xuyên. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức trong bối cảnh có chủ trương miễn phí một số dịch vụ công thiết yếu như khám chữa bệnh, học phí phổ thông...

TS Nguyễn đình Cung cũng dẫn lại chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về vai trò của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo đảm cơ chế thị trường vận hành hiệu quả, đồng thời bảo đảm công bằng xã hội. Theo ông, đây cần được coi là định hướng cốt lõi để đột phá thể chế, là tiêu chí để rà soát, bãi bỏ các quy định pháp luật không phù hợp.

“Cần tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, “năng lực quản lý Nhà nước đến đâu thì mở cho đầu tư đến đó”; bãi bỏ các thủ tục hành chính mang tính xin – cho; tạo điều kiện để người dân và DN được tự do kinh doanh, đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật.” – TS Nguyễn Đình Cung đề xuất.

Đồng quan điểm, TS Đặng Xuân Thanh cho rằng, Việt Nam cần xóa bỏ tình trạng chồng chéo thể chế, cải thiện năng lực điều hành chính sách linh hoạt, chủ động, dài hạn; mở rộng không gian tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế biển, đổi mới sáng tạo, đồng thời phát triển các không gian liên kết trung tầng giữa đô thị và vùng phụ cận.

Đặc biệt, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cần được xác định là yếu tố then chốt. Việt Nam cũng cần xây dựng chiến lược đào tạo thế hệ lao động sáng tạo, thích ứng với môi trường công nghệ cao; hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo, đơn giản hóa thủ tục hành chính và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo vững mạnh; đa dạng hóa nguồn lực tài chính, phát triển thị trường vốn, trái phiếu DN, quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo, đồng thời đảm bảo kỷ luật tài khóa và hiệu quả đầu tư.

Diễn đàn “Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành phát triển địa phương và gắn kết vì cộng đồng bền vững”

Diễn đàn “Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành phát triển địa phương và gắn kết vì cộng đồng bền vững”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam: từ sản lượng đến thương hiệu bền vững

Nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam: từ sản lượng đến thương hiệu bền vững

08 May, 11:03 AM

Kinhtedothi - Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, đặc biệt là với cà phê hạt Robusta. Ở vùng đất Tây Nguyên, nơi có những đồi cà phê bạt ngàn trải dài, không chỉ mang lại sinh kế cho hàng triệu nông dân mà còn là biểu tượng văn hóa, gắn liền với lối sống và sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, ngành Cà phê Việt Nam vẫn đang đối mặt với bài toán lớn: làm thế nào để nâng tầm giá trị, chuyển từ "lượng" sang "chất", từ xuất khẩu thô sang xây dựng thương hiệu bền vững trên thị trường quốc tế?

Quảng Ngãi tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

08 May, 10:48 AM

Kinhtedothi- Tính đến ngày 30/4, Quảng Ngãi mới giải ngân được 758 tỷ đồng, bằng 14,2% kế hoạch vốn được giao, không đạt yêu cầu đặt ra và thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.

Giá tiêu hôm nay 8/5/2025: xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc tăng hơn 160%

Giá tiêu hôm nay 8/5/2025: xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc tăng hơn 160%

08 May, 08:23 AM

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 8/5/2025 trong khoảng 153.000 - 155.000 đồng/kg. Giá tiêu đầu giờ sáng nay giảm, trừ khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông. Đây là ngày giảm liên tiếp thứ 3 của thị trường trong nước. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam trong tháng 4.

Giá cà phê hôm nay 8/5/2025: 2 yếu tố đang kéo lùi cà phê thế giới

Giá cà phê hôm nay 8/5/2025: 2 yếu tố đang kéo lùi cà phê thế giới

08 May, 08:22 AM

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 8/5/2025 trong khoảng 127.500 - 127.900 đồng/kg. Giá cà phê 2 sàn cùng giảm khi đồng USD phục hồi sau cuộc họp của Fed. Dự báo sản lượng cà phê tăng trong vụ thu hoạch sắp tới của Brazil cũng gây tác động giảm lên thị trường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ