Kinhtedothi – "Dòng Chảy Di Sản" là phần thứ 2 trong Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là nơi giao lưu, quy tụ của các nghệ nhân, nghệ sĩ và Nhân dân đại diện 30 quận, huyện, thị xã Thủ đô tái hiện nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.
Mở đầu "Dòng chảy di sản" là màn trình diễn Trống hội Thăng Long đến từ huyện Thanh Trì.
Màn trình diễn múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức.Tiếp đến màn trình diễn múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai.
Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh ở huyện Ba vì, lễ hội đình Tường Phiêu ở huyện Phúc Thọ, Lễ hội đền Và ở thị xã Sơn Tây, nghệ thuật hát Dô ở huyện Quốc Oai được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đang được người dân gìn giữ và phát huy.Hát múa Ải Lao làng Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên đem đến cho người xem những cảm nhận vô cùng thú vị.Tín ngưỡng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương.
Màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân tại hội Gióng làng Phù Đổng (huyện Gia Lâm). Hội Gióng là hội trận được trình diễn bằng hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt và được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho đến ngày nay.Múa trống bồng là điệu múa cổ đặc sắc, biểu diễn trong mỗi tuần tế của Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì).Múa rối nước tại các phường Rối Đào Thục (huyện Đông Anh), phường Rối Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức), phường Rối Bình Phú, phường Rối Chàng Sơn, phường Rối Thạch Xá (huyện Thạch Thất).
Trình diễn tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử, Hai Bà Trưng, Thăng Long tứ trấn và thờ Mẫu. Màn diễu hành giới thiệu truyền thống thờ phụng “Thăng Long tứ trấn”, nghệ thuật hát chầu văn (hát văn), Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
Năm 2022, “Thăng Long tứ trấn” đã được công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Di tích Phủ Tây Hồ - quận Tây Hồ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trong hệ thống các di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đào tạo sĩ tử, tôn vinh nhân tài.Các làng khoa bảng tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội gồm: Làng Hạ Yên Quyết và làng Thượng Yên Quyết (quận Cầu Giấy), làng Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm), làng Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm), làng Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì), làng Nguyệt Áng (huyện Thanh Trì), làng Phú Thị và Làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm), làng Hà Lỗ và làng Vân Điềm (huyện Đông Anh).Lễ hội làng Ngọc Trì, phường Thạch Bàn (quận Long Biên) nổi bật với nghi thức “kéo co ngồi”. Nghi thức “kéo co ngồi” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tháng 12/2015 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ca trù của Hà Nội không chỉ là di sản văn hóa mà còn là niềm tự hào của người dân Thủ đô.
Làng nghề diều Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng, Hà Nội).
Làng nghề hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, làng nghề hoa đào Nhật Tân (quận Tây Hồ), làng hoa cây cảnh Tích Giang (huyện Phúc Thọ), làng nghề sinh vật cảnh thôn Xâm Xuyên (huyện Thường Tín).
Làng nghề bún Mạch Tràng (huyện Đông Anh, Hà Nội).Làng nghề miến So (huyện Quốc Oai, Hà Nội).Làng nghề bánh dày Quán Gánh (huyện Thường Tín, Hà Nội).Làng nghề Xôi Phú Thượng, các sản phẩm sen Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).Làng nghề Cốm Vòng (quận Cầu Giấy) và làng nghề cốm Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm).Làng nghề giày da thôn Giẽ Hạ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội).
Làng nghề Dệt Phùng Xá (huyện Mỹ Đức), làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), làng nghề may áo dài Trạch Xá (huyện Ứng Hòa), làng nghề may Từ Thuận – Vân Từ (huyện Phú Xuyên).
Làng nghề tranh dân gian Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Làng nghề mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Kinhtedothi - Sáng 5/10, tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra lễ tổng duyệt Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024).
Kinhtedothi - Hơn 1.000 đại biểu là hội viên, phụ nữ trên địa bàn Hà Nội tham gia diễu hành Áo dài từ Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long hướng về Quảng trường Ba Đình, qua các tuyến phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập trong tiết Thu đã tạo nên những hình ảnh ấn tượng.
Kinhtedothi - Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), tôi được nghe một trong những nhân chứng nhỏ tuổi nhất theo cha mẹ từ chiến khu trở về, kể lại hành trình của gia đình mình từ khi bố mẹ bà gặp nhau trên chiến khu trong cuộc kháng chiến.
Kinhtedothi - Dự án xây dựng đập dâng tại các vị trí trên sông Tô Lịch đang được triển khai với mục tiêu cải thiện dòng chảy, giữ nước và giảm ô nhiễm.
Kinhtedothi - Dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông (Hà Nội) đang thi công hoàn thiện những hạng mục cuối cùng, sẵn sàng thông xe toàn tuyến vào tháng 5.
Kinhtedothi - Hơn 1.000 học sinh, sinh viên cùng các đại biểu tham gia sự kiện đi bộ vì môi trường tại Trường Đại học Lâm nghiệp (thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tạo nên hành trình 3km đầy cảm hứng, kết nối cá nhân với những mục tiêu lớn của xã hội và nhân loại.
Kinhtedothi - Những góc phố Hà Nội thân quen với nhiều cung đường, những hàng cây xanh bắt đầu chuyển sang sắc đỏ, vàng đặc trưng. Thủ đô Hà Nội mùa thay lá đẹp đến nao lòng.