1. Cơm Lam
Nếu có dịp đi đến các tỉnh ở Tây Bắc hay Tây Nguyên của Việt Nam, bạn sẽ được nếm thử món cơm lam lạ miệng của người dân tộc thiểu số ở đây. Từ món ăn đơn giản, được chế biến bởi những người đi rừng, ngày nay cơm lam trở thành một món ăn đặc sản dùng để đãi khách phương xa cũng là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội.Món ăn không quá cầu kỳ với những ống nứa non, chứa đầy gạo và nướng trên bếp lửa, ăn kèm với muối vừng, thịt heo nướng... Khi nấu cơm lam, người ta lựa chọn loại gạo đặc trưng của vùng núi, hạt nhỏ, thuôn dài, khi chín tỏa mùi thơm nức. Ống nứa dùng để nướng cơm phải là ống nứa tươi, hơi non để khi nướng, hương thơm của ống nứa tươi hòa quyện vào hương nếp mới tạo nên một hương vị rất riêng của cơm. Vị thơm của vừng, cái đậm đà của thịt heo rừng nướng hòa quyện với hương thơm của cơm lam tạo nên một món ăn hấp dẫn thấm đẫm hương núi rừng làm say lòng người thưởng thức.
2. Cơm hến Món ăn đơn giản với hến, cơm nguội cùng các loại rau vườn đã trở thành đặc sản hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nhiều du khách thường truyền tai nhau rằng đến Huế mà chưa ăn cơm hến thì xem như chưa từng đến Huế. Không hàng không quán, một đôi gánh trên vai, cơm hến theo chân những người phụ nữ ở đây len lỏi qua các con ngõ nhỏ, tìm đến từng khách hàng ngay từ sớm tinh mơ.Với những du khách lần đầu ăn cơm hến, sẽ thật thấy tò mò pha chút thất vọng khi món ăn chỉ là cơm nguội, hến cùng ít rau sống... Thế nhưng, chỉ khi trộn đều lên và thưởng thức, thực khách mới cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn. Tô cơm hến vừa thơm, vừa có vị ngọt của hến, của nước luộc hến. Đó còn là cái vị đậm đà của mắm ruốc Huế, cái bùi của đậu phộng, giòn rụm của da lợn. Và còn có vị cay xe lưỡi của ớt Huế... khiến thực khách vừa ngon miệng vừa phải toát mồ hôi.
3. Cơm gà Hội An Cùng với Cao lầu, cơm gà là món ăn ngon nức tiếng phố cổ Hội An. Món ăn chỉ có cơm, gà cùng nước chan nhưng lại có một sức hấp dẫn kỳ lạ với bất cứ du khách nào. Khi đến đây, ai cũng muốn được một lần thưởng thức những hạt cơm dẻo, miếng thịt gà vừa mềm vừa ngọt ở đây.Cái hay của cơm gà chính là phần gạo chín mềm, dẻo lại hơi béo. Để có được điều đó, người ta phải chọn loại gạo ngon, dẻo và thơm. Gạo vo sạch ướp với một ít gia vị rồi nấu chín với nước luộc gà cùng ít lá dứa. Chính nhờ cách nấu như vậy nên hạt cơm có màu vàng óng, dẻo mềm và thoang thoảng hương thơm. Gà để ăn kèm với cơm phải là loại gà ta được thả rong ngoài vườn, nhờ vậy nên thịt gà săn chắc mà không bở, khi ăn mềm và có vị ngọt ngon miệng. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm... Chỉ đơn giản là vậy nhưng hương vị thơm ngon, hấp dẫn của cơm gà phố Hội là điều mà thực khách không thể quên được sau khi thưởng thức.
4. Cơm gà Tam Kỳ Cũng có hai thành phần chính là cơm và gà như món ăn của người dân phố Hội nhưng sự khéo léo, biến tấu trong quá trình chế biến đã tạo nên nhiều hương vị riêng cho món ăn này. Cũng như các món cơm gà ở miền Trung, gà luôn được sử dụng là loại thả vườn. Gà tuy con nhỏ nhưng cho thịt chắc, mềm, da mỏng, thịt thơm có vị ngọt đặc trưng nên được ưa thích.Phần cơm vàng ươm ăn kèm cũng được nấu kỳ công không kém. Gạo được vo thật sạch, để ráo nước rồi cho vào nấu với nước luộc gà cùng ít bột nghệ. Khi nấu phải canh lửa và nước để cơm chín vàng ươm, dẻo, nhưng tơi chứ không dính vào nhau lại thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Khi ăn món này, gà thường được xé phay hoặc trộn gỏi. Nếu xé phay, thịt nạc gà được rút xương, thái thành từng lát nhỏ, ăn kèm là rau răm, rau thơm, hành tím ngâm chua, đu đủ... Nếu thích hương vị đậm đà thì có thể ăn cơm với gà bóp gỏi. Ăn cơm gà Tam Kỳ không thể thiếu chén muối ớt chanh hay chén nước chấm được pha sánh và hơi cay.
5. Cơm gà Phú YênPhần ăn ở đây khá đơn giản, cơm gà được múc ra đĩa riêng ăn kèm với rau răm, dưa leo, gà chặt miếng cùng một số loại nước chấm như muối tiêu vắt chanh, muối ớt hành giã nhuyễn hay nước hèm rượu pha với nước mắm ớt cay nồng. Nhờ cách tính tiến độc đáo này đã tạo nên sự tò mò đầy thú vị cho người ăn, để rồi ai đi ngược hay xuôi khi ngang đây đều dừng lại để được một lần thưởng thức món cơm ngon miệng này.
7. Cơm niêuCơm niêu là món ăn có nhiều ở các tỉnh miền Trung cũng như ở Sài Gòn. Tuy chỉ là một món cơm bình dân, nhưng nhờ cách chế biến tỉ mỉ đầy công phu nên rất nhiều người ưa thích. Để nấu cơm niêu, bạn phải chọn gạo nguyên hạt, mềm dẻo. Gạo được vo sạch rồi cho vào niêu nấu chín. Khi cơm vừa cạn nước, được tiếp tục vùi vào trong tro, than trong khoảng 20 phút để cơm chín hẳn. Thưởng thức cơm niêu với các món cá kho tiêu, kho tộ cùng bát canh rau xanh mát là đủ làm hài lòng bất kỳ thực khách khó tính nào.
8. Cơm tấm Cơm tấm là món ăn bình dị, hầu như có mặt trên các tuyến đường ở Sài Gòn hay các tỉnh miền Nam. Món ăn được nấu từ tấm (gạo nát, gạo vụn), đĩa cơm tấm ngon là cơm phải khô, khi chín hạt cơm không được dính nhau. Nguyên liệu ăn kèm cơm tấm rất phong phú gồm có sườn non, sường nướng, trứng, bì, chả, thịt kho, phá lấu....Ăn cơm tấm không thể thiếu chén nước mắm chua ngọt đơn giản nhưng rất tinh tế. Nước mắm được nấu với đường và nước lạnh theo một tỷ lệ nhất định, sao cho nước chấm có độ sánh, khi tưới lên đĩa cơm dễ dàng thấm vào từng hạt gạo, thớ thịt. Thêm một ít đồ chua như củ cà rốt, củ cải trên đĩa cơm nữa là món ăn trở nên đủ vị và ngon miệng.